Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 8 năm 2017 | 11:0

Nông dân trồng khóm điêu đứng vì hàng dội chợ

Khoảng 2 tháng nay, giá khóm ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang - nơi có hơn 3.000 ha trồng nông sản này - liên tục giảm. Đầu năm 2017, giá khóm ở đây khoảng 7.000 đồng/trái, đến gần cuối tháng 7 có lúc chỉ còn 1.800 đồng/trái.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, toàn huyện hiện có 3.650 ha trồng khóm và dự kiến sẽ tăng lên 3.745 ha vào cuối năm nay. Những vụ trước, trái khóm bán được giá cao nên nhiều nông dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng loại cây này với hy vọng đời sống sẽ khá hơn. Thế nhưng, khi được mùa thì giá khóm lại rớt thê thảm.

Nông dân trồng khóm điêu đứng vì hàng dội chợ - Ảnh 1.

Giá khóm ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang giảm mạnh so với đầu năm

Ông Võ Văn Khải, ngụ ấp Phước Lợi, xã Vĩnh Phước A là một trong những hộ hưởng ứng tích cực chủ trương mở rộng diện tích trồng khóm của địa phương. Trong 2 năm gần đây, do giá cao, nhu cầu thị trường lớn, ông Khải đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng diện tích trồng khóm. Còn hiện nay, khi vào mùa thu hoạch, cũng đến hạn trả nợ ngân hàng thì giá khóm lại giảm mạnh, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Khải cho biết: "Lúc giá cao, 1 ha khóm mỗi đợt thu hoạch được khoảng 5 tấn, trừ hết chi phí, người trồng lãi khoảng 20 triệu đồng. Với mức giá hiện nay, người trồng khóm lỗ nặng hoặc chỉ hòa vốn. Mong nhà nước có chính sách để nâng giá khóm lên, giúp người trồng có cuộc sống ổn định vì vùng đất này chỉ có thể trồng loại cây này".

Ông Nguyễn Việt Em - ngụ ấp Phước Minh, xã Vĩnh Phước A - trồng 6 ha khóm cũng đang gặp nhiều khó khăn. Theo ông Em, giá khóm bấp bênh nên người trồng không thể nào có lãi. "Không chỉ gia đình tôi mà cả ấp đang lao đao do giá khóm rớt thảm hại" - ông Em nói.

Theo nhiều nông dân trồng khóm ở huyện Gò Quao, giá khóm xuống thấp thời gian qua là do nguồn cung vượt nhu cầu của thị trường. Vụ khóm ở đây đang thu hoạch rộ nhưng thị trường tiêu thụ quá chậm, người trồng chủ yếu bán lẻ ở chợ hoặc cơ sở chế biến mứt, kẹo.

Bà Đinh Thị Lài, thương lái thu mua khóm ở huyện Gò Quao, nhìn nhận: "Dù mua giá rất thấp nhưng tôi cũng chẳng có lãi vì khóm đang dội chợ. Nhiều chợ đang tấp nập ghe chở khóm đến bán nên người bán lẻ được dịp ép giá".

Chiều 1-8, ông Lê Hữu Toàn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, thừa nhận: "Thời gian qua giá khóm liên tục giảm, có khi chỉ còn 1.800 đồng/trái. Hiện giá mặt hàng này đã nhích lên hơn 3.000 đồng/trái. Với giá này, người trồng chỉ mong hòa vốn. Ngành nông nghiệp huyện đã liên hệ với 3 doanh nghiệp để tiến tới liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng khóm trên địa bàn".

Với mức giá như hiện nay, người trồng khóm gặp nhiều khó khăn, nhất là những hộ vay vốn ngân hàng để mở rộng diện tích.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Sơn Dương nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

    Huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hiện có 61 sản phẩm được xây dựng nhãn hiệu, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, trong đó có 49 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Top