Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 10 năm 2012 | 6:37

Phú Yên: Rừng giáp ranh lại “chảy máu”

KTNT- Miền Tây Phú Yên là vùng giáp ranh với một số tỉnh Tây Nguyên. Đây là nơi còn giữ được nhiều cánh rừng nguyên sinh có giá trị cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, vùng giáp ranh này liên tục xảy ra nhiều vụ phá rừng quy mô lớn mà cho đến nay, các ngành, địa phương liên quan vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn.

Nổi cộm trong các vụ phá rừng ở tại tỉnh Phú Yên là việc nhiều đối tượng sử dụng các phương tiện cơ giới khai thác rừng, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh giữa Phú Yên và các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa; hoạt động vận chuyển trái phép bằng xe gắn máy trên quốc lộ 25 qua địa phận huyện Sơn Hòa (Phú Yên). Mới đây, các ngành chức năng huyện Sông Hinh (Phú Yên) tiếp tục phát hiện lâm tặc khai thác hơn 4m3 gỗ nhóm 3 và trên đường vận chuyển gỗ về xuôi. Tuy nhiên, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, lâm tặc đã uy hiếp dùng cưa lốc phá gỗ.

Tại các địa phương là điểm nóng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, chính quyền địa phương đã thành lập nhiều đoàn công tác do trưởng công an địa phương trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển lâm sản. Ngoài ra, các địa phương còn huy động nhiều lực lượng chức năng tiến hành tịch thu phương tiện khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Kết quả bước đầu ngăn chặn đã làm giảm nhiệt cơn sốt phá rừng, tịch thu một lượng gỗ lớn không rõ nguồn góc hơn 1000m3, lập biên bản xử lý hành chính các vụ liên quan phá rừng lên đến hàng tỷ đồng.

Đây là việc làm kiên quyết sau khi có chỉ thị của UBND tỉnh Phú Yên về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng, vừa tăng cường truy quét, ngăn chặn các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép nhưng thực tế việc ngăn chặn tình trạng phá rừng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, để thực sự hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản, vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người dân cũng là vấn đề rất cần cho các địa phương lưu ý, ngành kiểm lâm, chính quyền các địa phương cũng cần sớm kiểm tra, soát xét lại chủ rừng. Trên cơ sở đó, giao trách nhiệm quản lý rừng cho các chủ rừng, có như vậy các điểm chặt phá rừng, khaii thác, vận chuyển lâm sản trái phép mới bị phát hiện ngăn chặng kịp thời./.

Minh Tuấn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top