Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2020 | 9:46

Quảng Trị: Lợn nhập lậu “mặc” áo phao bơi sông

Nhiều đầu nậu đã tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào nước ta kiếm lời. Đặc biệt, lợn nhập lậu còn được “mặc” áo phao bơi qua sông Sê Pôn (Quảng Trị) vào Việt Nam.

Trước tình hình giá thịt lợn trong nước tăng cao, nhiều lái buôn đã tìm đủ mọi cách để “đánh hàng” vào Việt Nam, bất chấp sự ngăn chặn, kiểm soát của cơ quan chức năng. Và, dòng sông Sê Pôn (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là một trong những địa điểm được đầu nậu lựa chọn là nơi vận chuyển.

Các đầu nậu tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào Việt Nam.
Các đầu nậu tìm đủ mọi cách để nhập lậu lợn vào Việt Nam.
 

Thượng úy Lê Thừa Văn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, cho biết, những con đường nối từ bờ sông Sê Pôn vào nhà dân được mọc lên dày đặc để thuận tiện cho việc vận chuyển lợn lậu qua sông. Lợn được tập kết phía bên kia biên giới, khi thấy thời cơ thuận lợi, các đối tượng vận chuyển cho lợn mang áo phao rồi bơi sang sông Sê Pôn, sau đó lùa vào nhà dân để tránh sự kiểm tra của lực lượng Biên phòng…

Được biết, việc vận chuyển lợn qua biên giới diễn ra nhỏ lẻ từng con một. Sau đó, đầu nậu thuê chuồng hay nhà của các hộ dân dọc biên giới để nhốt tạm và chờ thời cơ cho xe tải nhỏ vận chuyển đến điểm tập kết. Tiếp đến, lợn được chuyển qua các xe tải lớn chở đi các tỉnh tiêu thụ.

“Hàng ngày, các con thuyền chở lợn lậu đi dọc sông Sê Pôn về phía Lào, khi thấy vắng bóng lực lượng chức năng thì tấp vào bờ phía Việt Nam rồi đưa vào nhà dân chờ thời cơ đưa đi tiêu thụ”, dẫn lời Thượng úy Văn.

Trước tình hình trên, các cán bộ, chiến sỹ phải túc trực 24/24 tại các lán trại lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và luôn trong tình trạng sẵn sàng ngăn chặn việc nhập lậu lợn vào Việt Nam. 

Thượng tá Trần Mạnh Hùng, Phó Tham mưu trưởng - BĐBP Quảng Trị cho biết, trước tình hình buôn lâu lợn từ Lào vào Việt Nam qua biên giới, lực lượng BĐBP tỉnh đã tổ chức tăng cường lực lượng rải dọc theo tuyến biên giới dọc sông Sê Pôn, tổ chức tuần tra cả trên bộ và trên sông. Từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã bắt giữ gần 40 vụ mua bán lợn lậu, thu giữ đem đi tiêu hủy gần 200 con.

Hàng chục vụ mua bán lợn lậu đã bị bắt giữ, 200 con lợn lậu đã bị tiêu hủy.
Hàng chục vụ mua bán lợn lậu đã bị bắt giữ, 200 con lợn lậu đã bị tiêu hủy.

 

“Ngoài việc đấu tranh, bắt giữ các hoạt động vận chuyển lợn lậu, cùng với đó lực lượng Biên phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân không tham gia hay tiếp tay các hoạt động mua bán, vận chuyển”, Thượng tá Hùng nhấn mạnh.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Nhập lậu gia cầm vẫn tiếp diễn phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top