Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 7 năm 2022 | 9:59

Sớm đánh giá, tìm nguyên nhân rừng ngập mặn ở Kỳ Hà bị chết bất thường

Nhiều tháng nay, người dân xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lo lắng khi hàng chục hecta rừng ngập mặn ven biển tại địa phương này chết bất thường.

Xã Kỳ Hà có 104,71 ha rừng ngập mặn, được trồng từ hàng chục năm trước. Đây là tấm lá chắn chống lại gió bão, bảo vệ tuyến đê biển phía trong rừng và cũng là người dân đánh bắt nguồn lợi thủy sản để mưu sinh.
r3.jpgRừng ngập mặn Kỳ Hà chết hàng loạt không thể phục hồi.

 

Người dân xã Kỳ Hà cho biết, từ khoảng tháng 5/2022, tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B tại xã Kỳ Hà, do 2 thôn Tây Hà và Bắc Hà quản lý, bảo vệ bắt đầu xuất hiện hiện tượng cây mắm biển trong rừng ngập mặn bị chết. Đến thời điểm này, tổng số rừng bị thiệt hại hơn 43 ha, trong đó có hơn 25ha (chiếm tỉ lệ 60%) có cây rừng chết không có khả năng phục hồi; hơn 17ha rừng còn lại (chiếm tỉ lệ 40%) có cây đang sống. Cây rừng chết làm cho nguồn lợi thủy sản sống dưới tán cây không còn nơi trú ngụ. Tuyến đê biển phía trong rừng cũng có nguy cơ bị “uy hiếp” trước mùa mưa bão cận kề.

Sau khi nhận được thông tin, UBND thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc tìm nguyên nhân, tham mưu các giải pháp xử lý và báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh cùng vào cuộc.

Trước kiến nghị của địa phương và qua kiểm tra hiện trạng, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đề nghị UBND tỉnh mời các cơ quan đầu ngành về rừng ở trung ương và các đơn vị liên quan vào cuộc để xác định nguyên nhân rừng ngập mặn bị chết.

r3.jpg
Giải pháp hiện nay là trồng thay thế nhưng chi phí trồng và chăm sóc khá lớn.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý việc rừng ngập mặn bị chết tại thị xã Kỳ Anh; đồng thời sớm thực hiện thanh lý, trồng rừng thay thế.

Vừa qua, thị xã Kỳ Anh đã tổ chức cuộc họp để đánh giá, rà soát lại các nội dung liên quan đến việc xử lý diện tích cây mắm trong rừng phòng hộ bị chết. Hiện, thị xã đã chỉ đạo địa phương và Hạt Kiểm lâm thị xã bảo vệ nghiêm ngặt, giữ nguyên hiện trạng vùng rừng ngập mặn tại lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 358B, xã Kỳ Hà để chờ chuyên gia về kiểm tra, tìm nguyên nhân. Việc cần thiết hiện nay là tìm hiểu rõ nguyên nhân cây rừng bị chết, từ đó đánh giá lại thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để tìm cây trồng phù hợp thay thế diện tích rừng bị chết.

 

 

Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Văn Chung, trước khi tiến hành việc xử lý, thanh lý, trồng rừng thay thế, thị xã mong muốn các chuyên gia đầu ngành vào cuộc để tìm nguyên nhân cây chết. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc thực hiện phương án cải tạo, trồng mới diện tích thay thế mới đạt được kết quả bền vững.

Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để trồng mới được rừng ngập mặn rất khó khăn và mất nhiều thời gian, kinh phí.

Theo tính toán sơ bộ, phải mất khoảng 5 năm với kinh phí 350 triệu đồng để trồng và chăm sóc thành công 1 ha rừng ngập mặn phát triển, phát huy được tác dụng phòng hộ.

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Top