Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 3 năm 2018 | 18:16

Sự kiện 24/7: Bàng hoàng và đau xót với vụ cháy Carina

Truyền thông cả nước trong tuần qua dành phần lớn thời lượng và “đất” để nói về vụ cháy ở Chung cư Carina (quận 8 – TP. Hồ Chí Minh) – vụ cháy nghiêm trọng nhất kể từ 16 năm trở lại đây.

Bí thư TP.HCM truy trách nhiệm vụ cháy chung cư làm 13 người chết

Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM yêu cầu Công an TP.HCM, Cảnh sát PCCC TP.HCM có báo cáo hiện trạng PCCC của chung cư Carina Plaza (1648 Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP.HCM) trước ngày 26/3. Đồng thời, kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình, kiến nghị giải pháp PCCC đối với chung cư cho cả TP.HCM.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Công an TP.HCM tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy và đưa ra phải pháp phòng ngừa sắp tới và phải đưa những người có trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước chính quyền, trước luật pháp”.

Vụ cháy Chung cư Carina được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.
Vụ cháy Chung cư Carina được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.

Ông Nhân cũng yêu cầu, phải kiểm tra lại thông tin chuông báo động không báo cháy, khi đám cháy xảy ra nhưng không có ai hướng dẫn người dân hướng dẫn thoát hiểm, phải kiểm quy trình thông báo cháy của chung cư để xảy ra vụ cháy.

Theo ông Nhân, hiện nay hầu hết chung cư đều để xe ở tầng hầm nên đề nghị Công an TP.HCM, Cảnh sát PCCC rà soát lại công tác PCCC ở chung cư này. Người đứng đầu TP.HCM cũng đặt vấn đề, công tác hướng dẫn người dân PCCC và thoát hiểm khi có cháy xảy ra từ vụ cháy này.

Do đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM đề nghị lực lượng Công an TP.HCM, Cảnh sát PCCC TP.HCM chấn chỉnh ngày, rà soát ngay quy trình hệ thống báo cháy của các chung cư tại TP.HCM. “Sớm có báo cáo về hiện trạng sẵn sàng PCCC của chung cư Carina Plaza như thế nào, rút ra được bài học gì chung cho thành phố. Qua sự việc này cho thấy quy trình đảm bảo công tác PCCC chưa hoàn chỉnh ở đâu, các tổ chức liên quan có vai trò như thế?”, Bí thư Nhân đề nghị.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, vụ cháy đã ngăn chặn kịp thời, nếu để xảy ra cháy hơn 1000 xe thì hậu quả còn đặc biệt nghiêm trọng hơn. Hậu quả vụ cháy làm chết 13 người, bị thương 28 là quá đau xót. Ông Phong chỉ đạo, trước mắt phải chăm lo cho những gia đình nạn nhân và hỗ trợ các hộ dân cư bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống.

Trong sáng cùng ngày, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, UBND TP.HCM, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Bộ Công an,…đã trực tiếp xuống hiện trường, đến các bệnh viện để thăm, nắm tình hình và động viên người bị nạn, người dân ở chung cư.

Trong số 13 người bị tử nạn có 3 trẻ em (1 nữ, 2 nam), 10 người lớn (7 nữ, 3 nam). Thi thể các nạn nhân được đưa về Bệnh viện Bình An (5 người), Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (8 người).

Mới đây, gần 500 cư dân chung cư Carina Plaza đã ký đơn kiến nghị lên Chính phủ cùng các cấp liên quan, yêu cầu chủ đầu tư chung cư phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại khôn lường về người và tài sản sau vụ cháy xảy ra rạng sáng 23.3 vừa qua.

Đơn kiến nghị khẩn cấp của cư dân chung cư Carina Plaza do bà Nguyễn Thị Ngọc Mai làm người đại diện, tập hợp gần 500 chữ ký của cộng đồng dân cư.

Theo nội dung trong đơn kiến nghị, người dân cho rằng những thiệt hại đã xảy ra trong vụ cháy ngày 23.3 hoàn toàn do lỗi của Chủ đầu tư dự án chung cư Carina, Ban quản lý chung cư cũng như những cơ quan Nhà nước có liên quan đến việc nghiệm thu, thẩm tra chất lượng trang thiết bị, kiểm tra định kỳ hệ thống phòng cháy tại chung cư.

Cộng đồng cư dân Carina Plaza cũng khẳng định những năm qua, tại chung cư này đã xảy ra nhiều vi phạm có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản... đã được phía người dân phản ánh trực tiếp nhưng không được Chủ đầu tư, Ban quản lý chung cư giải quyết.

Bộ TT&TT: Sẽ thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra Mobifone-AVG

Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố toàn văn kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT và lãnh đạo Mobifone khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra, đề nghị cơ quan thanh tra có văn bản hướng dẫn để sớm triển khai.

Tại trụ sở Thanh tra Chính phủ (TTCP), cơ quan thanh tra đã công bố toàn văn kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Tham dự buổi công bố có đại diện các bộ ngành, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra. 

Vụ AVG vẫn rất nóng với nhiều thông tin mới.
Vụ AVG vẫn rất nóng với nhiều thông tin mới.

Ngay sau khi Phó tổng TTCP - ông Bùi Ngọc Lam mời đại diện các đơn vị phát biểu ý kiến, ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết: về kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan và cơ quan cấp trên.

Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật, Bộ TT&TT sẽ nghiêm túc thực hiện. "Bộ TT&TT đã văn bản đề nghị và mong các đồng chí sớm có văn bản hướng dẫn để Bộ TT&TT sớm hoàn thiện kế hoạch xử lý các nội dung theo kết luận thanh tra" -ông Hải nói.

Còn Chủ tịch Mobifone - ông Nguyễn Mạnh Thắng phát biểu: "Chúng tôi cũng muốn thu hồi tài sản một cách nhanh nhất, nhưng vì chưa có tiền lệ nên đề nghị TTCP hướng dẫn quy trình để thực hiện. Những vấn đề khác chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định....".

Trong khi đó, ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Mobifone - người được xác định có trách nhiệm lớn trong thương vụ Mobifone mua AVG đã nêu ý kiến và cho biết, sẽ nghiêm túc chấp hành các kiến nghị theo kết luận thanh tra. Ông Trà cũng bày tỏ kết luận thanh tra đã có nhiều thay đổi sau khi lần lượt nhận được các văn bản giải trình từ phía Mobifone.

Tuy nhiên, còn một nội dung ông Lê Nam Trà cảm thấy còn băn khoăn là việc kết luận nêu doanh thu năm 2016 của Mobifone bị sút giảm 321 tỷ đồng so với năm 2015: "Con số này chúng tôi đã giải trình rất kỹ với đoàn thanh tra, chúng tôi muốn xem xét cho với nguyên nhân và bối cảnh và xin phép được giải trình chi tiết”, ông Trà đề nghị.

“Về việc mua AVG, chúng tôi thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo luật quy định. Đây là nhiệm vụ chính trị và kinh tế thực hiện theo phê duyệt về chiến lược của Mobifone đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Chúng tôi mong muốn được xem xét kỹ về nguyên nhân và bối cảnh thực hiện việc đó”, ông Trà đề nghị.

Sẽ giữ lại 70% phần tăng thu ngân sách địa phương làm nguồn cải cách tiền lương

Đây là thông tin được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tại tọa đàm “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và cải cách chính sách tiền lương”, do Hội đồng lý luận T.Ư tổ chức.

Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chính phủ đang tập trung xây dựng 2 đề án: Đề án cải cách chính sách tiền lương (CCCSTL) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp; và Đề án cải cách chính sách BHXH.

Đề án CCCSTL đặt ra định hướng chi trả thu nhập của cán bộ, công chức theo thông lệ quốc tế là tỷ trọng lương chiếm không quá 70% thu nhập và phụ cấp không được quá 30%. Đồng thời, quy định thủ trưởng cơ quan, đơn vị có quyền chi khoản 10% quỹ tiền thưởng (trong lương) trả thêm cho NLĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có quỹ lương để thủ trưởng bộ, địa phương tuyển dụng nhân tài.

Đề án cũng bãi bỏ cách tính lương theo hệ số mà quy định về số tuyệt đối trong thang, bảng lương; xác định mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất, được luật hóa. Ngoài ra còn quy định mức lương tối thiểu giờ; bãi bỏ can thiệp của nhà nước vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, tiến tới liên thông tiền lương khu vực công và tư.

Theo Phó thủ tướng, về nguồn CCCSTL, từ nay Chính phủ sẽ giữ lại 70% phần tăng thu ngân sách của địa phương, giữ lại 50% số vượt thu của ngân sách T.Ư để bổ sung tạo nguồn thực hiện từ năm 2021. Sau khi đề án được thông qua từ năm 2021, cả nước mới bắt đầu thực hiện CCCSTL.

Với đề án cải cách chính sách BHXH, đề án thiết kế chính sách đa tầng. Tầng thứ nhất là tiền trợ cấp của Chính phủ cho người cao tuổi do BHXH chi trả, bổ sung hình thức cho người thụ hưởng đóng thêm theo nguyên tắc đóng - hưởng. Tầng thứ hai là bao phủ đối tượng có thu nhập thì có đóng BHXH, trong đó nhà nước hỗ trợ một phần cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp để hình thành văn hóa đóng - hưởng. Tầng thứ ba là thiết kế chính sách hưu trí tự nguyện lưu thông với khối thị trường.

Đề án quy định NLĐ tham gia BHXH trên 10 năm thì mới bắt đầu được hưởng trợ cấp hưu trí. Đề án cũng đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu, tập trung theo phương án điều chỉnh tăng tuổi từ ngày 1.1.2021 theo lộ trình với NLĐ bình thường trong điều kiện lao động bình thường tăng thêm mỗi năm 3 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

 

 

 

Danh Hùng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • "Không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp"

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ ra rằng, công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn. Trong đó tiến độ sắp xếp, đổi mới còn chậm, còn vướng mắc.

  • Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Mua bán sầu riêng chưa đủ tuổi: Lợi bất cập hại

    Thay vì mua sầu riêng đủ tuổi như mọi năm thì nay một số thương lái còn đến tận vườn mua sầu riêng non, lợi chưa thấy nhưng hại đã hiện hữu.

  • Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi xanh để phát triển bền vững

    Chăn nuôi hiện đóng góp tới 26,7% GDP của toàn ngành Nông nghiệp, song cũng tạo ra hơn 60 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm, gây áp lực lớn cho môi trường. Việc xây dựng chuỗi "chăn nuôi xanh" không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra tăng trưởng bền vững hơn cho doanh nghiệp ngành chăn nuôi.

Top