Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 23 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2020 | 13:39

SX khoai tây năng suất, chất lượng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Vụ đông năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Nam Định triển khai mô hình thuộc dự án “Sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao liên kết với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm tại vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng” tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy.

1.jpg
Mô hình trồng khoai tây năng suất, chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy.

 

Hiệu quả hơn hẳn sản xuất đại trà

Mô hình được triển khai trên quy mô 5ha với giống khoai Tây Nguyên chủng Solara, có 50 hộ tham gia. Giao Phong có vùng chuyên màu, với điều kiện sinh thái phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây khoai tây, đồng ruộng tập trung, địa hình bằng phẳng, thuận tiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm. 

Trước khi triển khai, các hộ  đều được tập huấn đầy đủ, nắm chắc các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình và được cán bộ kỹ thuật lưu ý những biện pháp kỹ thuật khác so với sản xuất đại trà tại địa phương, để khoai tây sản xuất ra đạt tiêu chuẩn của đơn vị thu mua.

Hộ tham gia được hỗ trợ 100% giống và một phần vật tư thiết yếu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Phần vật tư đối ứng của người dân cũng được tập thể mua và cung cấp để đảm bảo sự phát triển đồng nhất của mô hình.

Tại hội nghị đầu bờ, các đại biểu được tham quan mô hình, được trao đổi trực tiếp với bà con  thực hiện mô hình và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Nam Định. Khi quan sát trên đồng ruộng, các đại biểu dự hội nghị đều nhận thấy ruộng khoai sạch bệnh, thân cây to, mập, phát triển đồng đều, bản lá dày, ruộng thông thoáng hơn so với sản xuất đại trà.

Bà Phạm Thị Nguyên ở xóm Lâm Phú, cho biết: Trước khi trồng, ruộng nhà bà được cấp chế phẩm Trichoderma để xử lý nấm bệnh, xử lý đất và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ càng, nên bệnh trên cây khoai tây giảm hắn, giảm được 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật so với ruộng ngoài mô hình.

Theo bà Nguyên, mọi năm nhà bà hay xử lý ruộng bằng vôi bột nên mã củ xấu lại hay bị ghẻ củ, nay bà đã thay đổi tập quán và tuân thủ quy trình được hướng dẫn.

 

2.jpg
Khoai tây của ruộng mô hình cho củ to, mẫu mã đẹp hơn so với sản xuất đại trà.

 

Khi hỏi về năng suất, bà Nguyên tươi cười: “Mỗi cây 7-8 củ to như thế này chắc chắn phải được hơn 800 - 850 kg/sào (tương đương 23 tấn/ha), cao hơn hẳn sản xuất đại trà”.

Thay đổi tập quán sản xuất

Ông Cao Xuân Khởi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông ngư diêm nghiệp xã Giao Phong, đơn vị được xã giao nhiệm vụ thực hiện mô hình, cho biết: “Giao Phong có 220ha khoai tây nên sản lượng hàng năm rất lớn. Nếu không có liên kết đầu ra thì người sản xuất luôn bị tư thương ép giá. Mặt khác, trong quá trình canh tác, nông dân lạm dụng đạm,  nhiều hộ dân bón tới 15-17kg đạm/sào, mà Giao Phong lại gần biển nên khoai tây càng nhiều đạm thì tỷ lệ bị bệnh mốc sương càng cao, nếu bị mưa trong thời kỳ cây đang phát triển củ thì củ rất dễ bị thối. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của bà con nơi đây là trồng rất dày, mặt luống nhỏ, khoảng cách giữa các luống hẹp nên thường thiếu đất để vun, dẫn đến củ hay bị xanh vỏ và kích cỡ củ không đồng đều, khó đạt tiêu chuẩn cho nhà máy chế biến.

Vụ đông 2019, được Trung tâm Khuyến nông Nam Định chọn làm mô hình, chúng tôi rất mừng, vì qua đó dần thay đổi tập quán lạm dụng đạm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, trồng dày, mật độ cao… tạo ra nông sản an toàn và có mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, để bà con đến tham quan học tập, nhân rộng. Trung tâm Khuyến nông cũng đã giúp chúng tôi ký kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân, để bà con yên tâm sản xuất theo đúng quy trình hướng dẫn, giúp dân chúng tôi hiểu được sản xuất theo chuỗi liên kết thì có lợi gì hơn khi sản xuất tự do, từ đó hình thành nên những chuỗi liên kết bền vững, đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn cho người tiêu dùng”.

 

 

Thúy Ngân
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

Top