Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2019 | 18:52

Thành lập Hiệp hội Tre luồng tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 17/9, tại trung tâm văn hóa thể thao Lam Sơn, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), diễn ra Đại hội thành lập Hiệp hội Tre luồng lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 – 2024.

70239288_1088510784684637_4076402779743059968_n.jpg
Toàn cảnh Đại hội Hiệp hội tre luồng lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2019 - 2014

Thanh Hóa có diện tích tre luồng lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 152.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện phía tây của tỉnh. Hàng năm, sản lượng khai thác tre luồng khoảng 94 triệu cây. Thu nhập từ cây tre luồng chiếm khoảng 50%, thậm chí 70-80% ở một số huyện.

70448366_439817553302063_3081814991100182528_n.jpg

Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội

70380850_369153444039788_6071068845651525632_n.jpg
Ông Lê Văn Tam khai mạc Đại hội

Hiện, tỉnh có 126 doanh nghiệp, cơ sở chế biến tre luồng, hộ cá thể. Tuy nhiên, các sản phẩm tre luồng của tỉnh hiện nay còn có giá trị thấp, chủ yếu là các sản phẩm qua chế biến thô, quy mô các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, năng lực yếu kém, hoạt động thiếu liên kết nên chưa mang lại sự đột phá về kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh tre luồng tỉnh nhà.

 

70668586_1249598815217398_6370573966221770752_n.jpg
Đồng chí Nguyễn Đức Quyền phát biểu chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ của hiệp hội.
Sau quá trình vận động tích cực nhằm nâng cao giá trị cây tre luồng, ngày 19-7-2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2869/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hiệp hội Tre luồng tỉnh Thanh Hóa. Mục đích nhằm tập hợp, đoàn kết các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển tre luồng để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, góp phần vào việc phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bền vững.
 
Phương hướng hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ đầu tiên cũng được xây dựng và thông qua tại đại hội với một số nhiệm vụ: Kiện toàn bộ máy tổ chức, điều lệ hoạt động; xúc tiến thành lập các chi hội theo địa bàn, loại hình, ngành nghề sản xuất để hỗ trợ nhau phát triển vững mạnh; tập hợp, hệ thống hóa, số hóa và cung cấp các văn bản pháp quy hiện hành trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tre luồng cho các hội viên; xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tre luồng trong và ngoài nước cho các hội viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, truyền nghề và cấp giấy chứng nhận hành nghề cho hội viên theo quy định…
 
Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị, vận động thành lập hiệp hội của các sở, ngành, Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Đồng thời, trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, hiệp hội quốc tế trong việc tư vấn, giúp đỡ nhằm xây dựng, tư vấn các giải pháp nâng cao giá trị, chất lượng vùng nguyên liệu cũng như sản phẩm tre luồng sau chế biến.
 
“Hiệp hội cần khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động, xác định nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng chương trình hành động để thực hiện thành công nghị quyết đại hội lần này, bảo đảm hoạt động của hiệp hội phải đồng hành, theo đúng định hướng phát triển tre luồng của tỉnh. Tổ chức thật tốt các dịch vụ từ sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm tre luồng phục vụ cho nhu cầu xã hội và xuất khẩu. Tuyên truyền, dạy, truyền nghề cho các hội viên và nhân dân, mở rộng đầu tư sản xuất, chế biến tinh, chuyên sâu và kinh doanh các sản phẩm tre luồng.
 
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ với các hiệp hội, doanh nghiệp, nhất là Hiệp hội Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Chương trình Tre Mêkông và các tổ chức quốc tế khác nhằm sáng tạo, phát triển các sản phẩm tre luồng phong phú về chủng loại, đẹp về mỹ thuật, có giá trị kinh tế cao”, ông Nguyễn Đức Quyền phát biểu.
 
Trong đó, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn tập trung nguồn lực, sớm hoàn thành dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam; dự án Ứng dụng công nghệ cao sản xuất tre ép công nghiệp tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước. Đây là 2 dự án lớn liên quan đến tài nguyên tre luồng, du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao về chế biến tre luồng, tạo ra các sản phẩm tre luồng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề để tỉnh Thanh Hóa đăng cai tổ chức hội nghị tre luồng thế giới.
 
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hiệp hội tre luồng tỉnh Thanh Hóa lần thứ I, nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 19 ủy viên. Anh hùng Lao động Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn được bầu làm chủ tịch Hiệp hội.

Một số hình ảnh được trưng bày tại Đại hội:

 

70515367_377816056444279_7012302768132063232_n.jpg
70557433_761700810954825_265181275243937792_n.jpg70882028_2384749481772667_7860547358709252096_n.jpg70392920_474267900086520_153319753962749952_n.jpg

 

 

 

Xuân Sơn - Lê Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    “Vùng khát” Tả Gia Khâu nỗ lực xây dựng NTM

    Từ trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai), chúng tôi ngược 30km đèo dốc về Tả Gia Khâu, xã biên giới đặc biệt khó khăn với bốn bề núi đá, nơi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến nhưng cũng còn lắm gian nan.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

Top