Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2021 | 9:16

Vì sao khóm Đồng Din được nhiều thương lái tìm mua?

Do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng như thời tiết thất thường nên thời gian qua trên địa bàn tỉnh Phú Yên, một số cây hoa màu bị ảnh hưởng, giảm năng suất, giá cả xuống thấp.

Riêng người trồng khóm Đồng Din huyện Phú Hòa thì rất phấn khởi vì năm nay được giá.
 
Vùng trồng khóm Đồng Din có diện tích gần 600ha với gần 200 hộ dân ở các xã Hòa Định Tây, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc và thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa) tham gia canh tác. Thời điểm này, nông dân trồng khóm ở đây đang vào mùa thu hoạch. Đây là một trong những mặt hàng nông sản của huyện Phú Hoà được nhiều người tiêu dùng cũng như thương lái biết đến. Vì quả khóm ở đây trái không to như nhiều nơi khác (bình quân 1kg/trái), nhưng do thổ nhưỡng thích hợp nên khóm ở đây ruột vàng sánh, nhiều nước, ngọt thanh và có hương vị đặc trưng.
 
img_3154.jpg
Người dân thu hoạch khóm bán cho thương lái.

Hiện, thương lái thu mua khóm loại 1 (1 trái/kg trở lên) tại rẫy với giá 90.000 đồng/chục; còn khóm dưới loại 1 các tiểu thương thu mua với giá từ 10.000 – 60.000 đồng/chục tuỳ vào từng loại khóm trái to hay nhỏ. Bởi khóm ở đây sau khi thu hoạch được chủ vườn phân ba loại: trái lớn, tương đương khoảng 1kg, trái trung trọng lượng nhỏ hơn và còn lại là trái đẹt (trái nhỏ). Người mua chỉ việc đếm đầu túi nylon rồi trả tiền mà không cân ký. Đây là giá đứng ở mức cao cách đây hơn 1 tháng.

Những ngày này, vào khu vực khóm Đồng Din, kẻ bán người mua rộn ràng hơn trước. Ông Trần Thái Vinh ngụ thị trấn Phú Hoà chia sẻ: “Gọi khóm Đồng Dinh bởi được trồng ở khu vực Đồng Din là một vùng đất đồi núi hoang hóa nằm ven theo con suối Cái. Trước kia, người dân trồng bạch đàn hai bên suối, sau có người trồng dưới chân rẫy vài chục bụi khóm. Khi trái chín ăn thấy ngon, nhiều người hỏi mua nên người dân quanh vùng phá rẫy bạch đàn đầu tư trồng khóm. So với trồng lúa, bạch đàn thì trồng khóm đem lại nguồn thu cao hơn, trong khi đó vốn đầu tư cho loại cây này không quá lớn, cũng không đòi hỏi một trình độ canh tác quá cao so với khả năng của bà con nơi đây. Vì thế, cây khóm phát triển rất nhanh”.
 
img_3181.jpg
Khóm Đồng Din ruột vàng sánh, nhiều nước, ngọt thanh và có hương vị đặc trưng.

Theo ông Vinh, cây khóm trồng ở trên sườn núi cao khi hái khóm xong gùi xuống rất khó khăn nên người dân nơi đây làm ròng rọc để vận chuyển xuống núi dễ dàng hơn. Sau khi thu hoạch lứa đầu tiên, cứ khoảng bốn tháng sau là thu hoạch tiếp. Loại trái cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao vì được người dân ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Vỹ ngụ xã Hoà Thắng, huyện Phú Hoà chia sẻ: “Không hiểu sao khóm trồng trên sườn núi và đá cuội nhưng lại cho trái ngọt. Thấy khóm ở đây có vị thanh ngọt, nhiều người đến lấy giống về nơi khác trồng thì trái khóm không thơm ngon như ở đây. Khóm Đồng Din đến vụ, chờ quả chín vàng trên cây mới thu hoạch. Thu hoạch đến đâu, bán hết đến đấy, người mua mang đi tiêu thụ ngay nên khóm bảo đảm chất lượng, giữ được thương hiệu”.
 
img_3186.jpg
Nhiều thương lái đến tận nơi thu mua khóm

Còn theo chị Huỳnh Thị Ngọc, thương lái thu mua khóm cho hay, điều đặc biệt khiến khóm Đồng Din trở nên hút hàng vì chúng chín có màu vàng đặc trưng, vị ngọt thanh, mọng nước, mùi khóm nhẹ nhàng nên rất được nhiều người trong và ngoài tỉnh ưa chuộng và đặt hàng.

Ông Võ Đăng Duy, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, cho biết: Khóm Đồng Din là khóm sạch trồng theo hướng VietGAP, được chọn là sản phẩm OCOP của huyện, đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu. Huyện Phú Hòa cũng đang lập dự án mở rộng diện tích, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến để đảm bảo ổn định đầu ra.
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top