Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 3 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2016 | 1:30

Vụ án “Tranh chấp QSDĐ” tại thôn Phú Dương: Lật lại hồ sơ 10 năm trước

Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ)” tại thôn Phú Dương, xã Hòa Thịnh, huyện Sông Cầu (nay là TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đã qua nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm nhưng đều bị Giám đốc thẩm TAND tối cao hủy bản án. Đến nay, đã gần 10 năm, TAND TX.Sông Cầu chưa đưa vụ án ra xét xử, vi phạm nghiêm trọng Điều 179, Bộ luật Tố tụng dân sự.

Ông Tin cho biết, vườn đào của mình đã bị ông Ca lấy cát bán cho dự án nâng cấp Quốc lộ 1 và trồng vào đó vài cây bạch đàn.

Kỳ I: Bản án sơ thẩm số 13/2006, công minh, đúng luật

Việc “tranh chấp QSDĐ” nói trên giữa nguyên đơn ông Nguyễn Văn Tin và bị đơn ông Nguyễn Văn Ca, được TAND huyện Sông Cầu thụ lý, điều tra với Bản án sơ thẩm số 13/2006/DSST, ngày 18/12/2006, tuyên xử: Công nhận QSDĐ 48.887,9m2, vị trí Đông giáp đất các ông Phạm Làm, Nguyễn Ba, Võ Ngọc Chính; Tây giáp đất ông Huỳnh Kèn; Nam giáp đất các ông Nguyễn Văn Ca, Mậu, Bình, Nho; Bắc giáp đất các ông Phạm Làm, Nguyễn Lại, Nguyễn Ba; Tọa lạc thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu (nay là TX.Sông Cầu - Phú Yên) của ông Nguyễn Văn Tin. Bác toàn bộ yêu cầu của bị đơn. Tuy nhiên, Bản án phúc thẩm số 80/2007/DSPT, ngày 8/8/2007, TAND tỉnh Phú Yên tuyên xử hoàn toàn ngược lại.

Vì lẽ trên, ông Tin khiếu nại lên Chánh án TAND tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 28/10/2010, theo kháng nghị của Chánh án, Hội đồng Giám đốc thẩm mở phiên tòa xét xử, quyết định: Hủy các bản án phúc thẩm ngày 8/8/2007 của TAND tỉnh Phú Yên và bản án sơ thẩm ngày 18/12/2006 của TAND huyện Sông Cầu; giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Sông Cầu giải quyết lại theo thủ tục quy định.

Gần 2 năm sau, TAND TX.Sông Cầu mới đưa ra xét xử trở lại, theo bản án sơ thẩm số 20/2012/DSST, ngày 10/9/2012, tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Nguyễn Văn Tin, đòi QSDĐ 2ha, được UBND huyện Sông Cầu cấp tại Quyết định số 55/QĐ-UBND, ngày 27/4/1988; Hủy một phần các quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 29/12/1992 và số 1237/QĐ-UB, ngày 22/5/2003 của UBND huyện Sông Cầu về việc cấp đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Ca chồng lên đất của ông Nguyễn Văn Tin.

Dư luận cho rằng, cách tuyên xử của bản án sơ thẩm này chưa đứng trên quan điểm quan hệ pháp luật đất đai để giải quyết.

Thứ nhất, theo các Điều 50, 105 và khoản I, Điều 136 Luật Đất đai 2003, toàn bộ đất khai hoang 48.887,9m2 đã trồng 1.000 cây đào (theo đơn xin cấp đất trồng cây lâu năm) của ông Nguyễn Văn Tin phải được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (thời điểm trước ngày 15/10/1993) như bản án sơ thẩm số 13/2006/DSST ngày 18/12/2006 đã tuyên xử.

Thứ hai, thời điểm ông Ca được cấp 40.000m2 đất, chồng lên đất ông Tin vào đầu năm 1993 là không đủ thời gian và điều kiện khai hoang, vỡ hóa để trồng cây bạch đàn và keo, theo dự án PAM. Bởi lẽ, dự án PAM được triển khai từ mùa mưa 1992 (tức từ tháng 10 trở đi), còn ông Ca nhận đất để trồng rừng vào ngày 31/12/1992. Như vậy, việc cấp đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Ca là không đúng theo quy định của pháp luật đất đai cần phải hủy; Nghiêm trọng hơn còn tước bỏ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công dân Nguyễn Văn Tin (?!)

Ông Nguyễn Văn Tin và ông Nguyễn Văn Ca là bạn thân với nhau. Thấy bạn thiếu đất, lại không có công ăn việc làm, ông Ca hướng dẫn cho ông Tin làm đơn xin đất trồng cây lâu năm. Khi được giao 2ha đất, tại Quyết định số 55/QĐ-UB ngày 27/4/1988 của UBND huyện Sông Cầu, ông Tin đã tiến hành thuê nhân công khai hoang, vỡ hóa để trồng cây đào. Lúc ấy, nơi đây rất vắng vẻ, đi lại khó khăn, đất hoang rộng, cây bụi um tùm, ông Tin đã đột phá mở rộng lên tới 48.887,9m2 (gần 5ha) và trồng 1.000 cây đào. Trong quá trình khai hoang, gia đình ông Tin và số nhân công đều tá túc tại nhà ông Ca và nhà cha mẹ ruột ông Ca (hiện có nhiều người đứng ra làm chứng, nhất là người dân địa phương); Hồ sơ có tại bản án sơ thẩm số 13/2006 là bộ hồ sơ điều tra, xác lập công minh nhất, chuẩn nhất lúc ban đầu, chưa bị nhũng nhiễu.

Nhóm PVPY

Kỳ II: Có dấu hiệu hình sự về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân?

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top