Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 9 năm 2013 | 9:37

Ai đứng đằng sau lợi dụng vãi chùa Sải để “phá đạo”?

KTNT- Trong khi người được cho là “bị hại” – bà Trần Thị Tấm không biết gì về đơn thư tố cáo nhưng nhiều người không họ hàng thân thích, không chứng kiến sự việc lại cố tình tung thông tin bịa đặt về trụ trì chùa, sư thầy Thích Đàm Chung.>>Vãi chùa Sải xin rút đơn vì “không có việc trụ trì hành hung”Ngày 30/8/2013, UBND phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) mời các ban ngành, đoàn thể họp thống nhất ý kiến về vụ việc xảy ra giữa sư thầy Thích Đàm Chung và vãi Trần Thị Tấm.Trong biên bản, sư thầy Thích Đàm Chung một lần nữa khẳng định “không đánh bà Tấm như đơn tố cáo”.  Tuy nhiên, theo sư thầy Chung, dù không có sự việc diễn ra nhưng là người hành đạo, sư thầy vẫn gửi lời xin lỗi đến vãi Tấm. Việc xin lỗi, sư thầy Chung cho rằng: “Xin lỗi không có nghĩa là thừa nhận đánh bà Tấm như một số người đã suy diễn”.Trong khi đó, người được cho là “bị hại” – bà Trần Thị Tấm khẳng định: “Không nhớ sự việc xảy ra, không thắc mắc gì và không biết đến sự việc có đơn thư. Tôi có nguyện vọng ở chùa đến k

Chùa Tĩnh Lâu (chùa Sải) toạ lạc bên bờ Hồ Tây, tạo nên một danh lam thắng tích nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Nhiều năm nay, thầy Chung cùng với các sư, vãi và nhiều Phật tử đã cùng xây dựng và duy trì chương trình “Nồi cháo tình thương”, giúp đỡ cho hàng ngàn bệnh nhân của Bệnh viện E và nhiều bệnh viện khác trên địa bàn Thủ đô. Thầy Chung hiện đang nhận nuôi, dạy 7 cháu trẻ mồ côi. Chùa được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 30/8/1996.


Người được cho là “đứng đơn” trong vụ việc này là bà Đinh Thị Phúc lại “không có ý kiến gì” trong cuộc họp với các ban, ngành.

Ông Lê Thanh Hùng, Cảnh sát khu vực phường Bưởi cho biết: “Sau khi sự việc xảy ra, Công an phường tiến hành thu thập nhân chứng nhưng chưa khẳng định được bà Mơ dùng dao rựa đánh bà Tấm…”.

Thầy Thích Đàm Chung cho rằng: “Nếu tôi đối xử không tốt với bà Tấm thì vì sao bà ấy vẫn muốn ở lại chùa đến khi mất? Tôi cho rằng, bà Tấm đang bị lợi dụng, là bình phong cho kẻ xấu muốn phá đạo, làm ảnh hưởng đến hình ảnh tôn nghiêm nơi cửa Phật…”.

Vì sao, người được cho là “bị hại” không biết đến có đơn thư và nhiều lần khẳng định không có việc trụ trì hành hung nhưng một số người lại lợi dụng vào việc này để bịa đặt thông tin nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của trụ trì chùa? Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh.

Từ ngàn đời nay, chùa Tĩnh Lâu (chùa Sải) toạ lạc bên bờ Hồ Tây, tạo nên một danh lam thắng tích nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Tương truyền, chùa có nguồn gốc ban đầu là một am thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông nom hương khói, gọi nôm là chùa  Sãi, sau dần dân làng gọi chệch ra là chùa Sải. Đến nắm Thiệu Trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thấy đổi tên là “Tĩnh Lâu Tự”. Từ đó đến nay tên chùa vẫn gọi là chùa Tĩnh Lâu.

Chùa Tĩnh Lâu đã trải qua lịch sử gần 600 năm. Tuy có được sửa chữa nhiều lần nhưng nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 2003, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng, sư thầy trụ trì Thích Đàm Chung đã cùng dân làng Hồ Khẩu, các phật tử xa gần phát tâm công đức hoàn thành bước một: Xây dựng và tôn tạo nhà Mẫu, nhà tổ bằng gỗ tứ thiết có giá trị bền vững hàng trăm năm.

Nhiều năm nay, thầy Chung cùng với các sư, vãi và nhiều Phật tử đã cùng xây dựng và duy trì chương trình “Nồi cháo tình thương”, giúp đỡ cho hàng ngàn bệnh nhân của Bệnh viện E và nhiều bệnh viện khác trên địa bàn Thủ đô. Thầy Chung hiện đang nhận nuôi, dạy 7 cháu trẻ mồ côi.

Chùa được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 30/8/1996.


Duy Phong


KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top