Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 19 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 6 năm 2014 | 12:7

Bài 11: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh làm 200 doanh nghiệp trắng tay!

KTNT- Tôi đã nói rồi, ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cũng đã quyết “khai tử” các lò gạch Hoffman cũng nhưng hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh đến cùng, đến “chỗ chết”. Bởi vì, tại buổi họp báo về tình hình xử lý lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bình Dương tổ chức tổ chức vào ngày 13-6.>> Bài 10: Doanh nghiệp và người lao động không có lối thoát


Tại đây, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 30-6 tới, tỉnh sẽ cương quyết đóng cửa tất cả các lò gạch Hoffman. Vì vậy,  dù bà con có cầm đơn đi đến các nơi kêu cứu hay kêu la ầm ĩ lên mấy đi nữa cũng không được gì. Họ có quyền bà con làm gì được họ, họ quyền thế mới làm thế, nếu như là dân họ có dám làm thế không.

Hàng chục ngàn công nhân nguy cơ mất việc vì
 "đóng cửa" cơ sở sản xuất gạch Hoffman.


Đọc bài báo “Bình Dương kiên quyết đóng cửa các lò gạch nung đốt Hoffman”, trên báo Bình Dương, chắc ít nhiều doanh nghiệp nực cười, khi UBND tỉnh nói “việc thực hiện và triển khai lộ trình này của tỉnh là xuyên suốt, nhất quán từ cấp tỉnh đến các huyện, thị. UBND tỉnh đã giải quyết các nguyện vọng của các chủ cơ sở lò gạch có tình, có lý như: cho gia hạn thời gian hoạt động các lò Hoffman đến ngày 30-6, nhằm tạo điều kiện để các cơ sở sử dụng hết nguồn nguyên liệu và thu hồi vốn đầu tư…”. Cũng như theo ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương thì Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24-7 của Bộ Xây dựng đến năm 2005 tỉnh sẽ di dời toàn bộ lò thủ công ra khỏi khu dân cư. Trước đó, tỉnh Bình Dương từng kiến nghị với Bộ Xây dựng về việc đầu tư xây dựng lò Hoffman thay thế lò thủ công nung gạch ngói. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng việc đầu tư lò Hoffman chỉ thực hiện ở những khu vực có thị trường thấp, năng lực nhà đầu tư hạn chế. Ngoài ra, việc đầu tư đòi hỏi rất nhiều yêu cầu như công đoạn gia công tạo hình phải được đầu tư đầy đủ hệ thống máy nhào, trộn ép, hút chân không; lò phải cải tiến để tận dụng tối đa khí nóng; khói thải phải qua hệ thống lọc nước, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường; đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động khí ra vào lò.

Đọc đến đây, bà con lại bức xúc, nực cười vì hai lời nói trái nghịch nhau, lúc trước nói khác bây giờ nói khác, bởi vào năm 2009, tỉnh Bình Dương cho xây dựng thí điểm lò Hoffman tại Công ty TNHH một thành viên Việt Linh ở huyện Phú Giáo. Sau một thời gian vận hành sản xuất, công nghệ Hoffman đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương đánh giá đạt yêu cầu về chất lượng gạch và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phù hợp với định hướng của Bộ Xây dựng. Thấy công nghệ sản xuất gạch Hoffman vừa hiệu quả, vừa được các cơ quan chức năng khuyến khích nên gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch đã đến tham quan, học hỏi mô hình về áp dụng cho đơn vị mình. Công nghệ sản xuất gạch Tuynel hay Hoffman là như nhau; sản phẩm đầu ra có chất lượng tương tự, đôi khi gạch Hoffman còn tốt hơn vì nguyên liệu thuần đất sét, trong khi gạch Tuynel có trộn bột than đá nên có những điểm rỗng trong viên gạch.

Khéo thay cái ý nhị của cái chữ “xuyên suốt, nhất quán từ cấp tỉnh đến các huyện, thị. UBND tỉnh đã giải quyết các nguyện vọng của các chủ cơ sở lò gạch có tình, có lý” mà UBND tỉnh Bình Dương nói ngay tại cuộc họp nghe mới nhẹ nhàng làm sao. “Ép” gần 200 doanh nghiệp phá sản cũng như hàng ngàn người lao động thất nghiệp, cuộc sống của họ như “ngàn cân treo trên sợi tóc”, vậy mà tỉnh lại nói “giải quyết các nguyện vọng của các chủ cơ sở lò gạch có tình, có lý”. Vậy dân chúng tôi có quyền giải thích,  “trong khi các địa phương khác như Vĩnh Long, Đồng Nai… đã có định hướng, hỗ trợ tích cực cho mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gạch, ngói chuyển đổi từ công nghệ sản xuất thủ công sang công nghệ Hoffman từ 50 đến 70 triệu đồng thì Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung lại kiên quyết ép doanh nghiệp đến chỗ phá sản, không lối thoát, đẩy người lao động đến bước đường cùng.

Vậy, với các địa phương khác hiện nay họ rất khuyết khích người dân và đang hoạt động bình thường, góp phần với địa phương cùng nhau phát triển kinh tế xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Và có nhiều câu hỏi, nếu ở địa phương khác, ông Lê Thanh Cung có dám quyết định vậy không, hay vì lợi ích nhóm tại địa phương mình.

Tôi đọc thấy các bình luận của người đọc trên các trang mạng xã hội mới thấy độc giả có vẻ bức xúc lắm. Người thì nói ông Chủ tịch làm như vậy là ép dân đến “chỗ chết”, không cho họ lối thoát, lẽ ra phải gia hạn cho họ thêm 1 năm hoặc 2 năm để họ thu hồi vốn trả nợ ngân hàng khi đầu từ một lò gạch với từ 8 đến 10 tỷ đồng. Người thì nói tại sao ở các địa phương khác cũng xây lò gạch Hofman, chính quyền khuyết khích người dân chuyển đổi và đang hoạt động bình thường mà riêng ở tỉnh Bình Dương lại cương quyết “khai tử”. Và rằng qua chuyện này, dân có còn tin được vào chính quyền nữa không.

Ô hay, bà con cứ đùng đùng bức xúc làm gì nhỉ? Tại cuộc họp ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm nói, tỉnh đã giải quyết các nguyện vọng của các chủ cơ sở lò gạch có tình, có lý: cho gia hạn thời gian hoạt động các lò Hoffman đến ngày 30-6, chuyện nhỏ như con thỏ, có gì mà cứ phải làm ầm ĩ lên làm gì?.

Thế mới biết, Nhà nước ta là Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân: Dân là người chủ đất nước, Nhà nước là công cụ quản lý đất nước của Dân, mọi quyền lực Nhà nước đều ở nơi Dân, mọi tài sản của Nhà nước đều là của Dân, mọi quyền lực Nhà nước đều ở nơi Dân. Nhưng Nhà nước hoạt động như thế nào cũng tùy vào từng địa phương./.

Nhóm PV điều tra (thực hiện)




 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top