Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 3 tháng 8 năm 2021 | 14:57

Đắk Lắk truy tố giám đốc và 8 thuộc cấp vì để mất rừng

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2015-2019, tài nguyên rừng thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar bị thiệt hại 29,4 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành cáo trạng truy tố 9 bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
 
9 bị can bị truy tố là lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar, gồm: Nguyễn Hồng Mạnh (nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc), Phan Văn Đức (nguyên Phó Giám đốc), Nguyễn Văn Vũ (Trưởng phòng Kỹ thuật - Quản lý bảo vệ rừng), Đào Thanh Hưởng (Trưởng Phân trường 1), Nguyễn Hữu Thọ (nhân viên Phân trường 1), Lưu Minh Thanh (nhân viên Phân trường 1), Nguyễn Văn Tuân (nhân viên Phân trường 1), Phạm Văn Kỳ (Trưởng Phân trường 3), Nguyễn Phước Hưng (Nhân viên Phân trường 3).
 
114.jpg
Lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar bị Công an bắt giữ. Ảnh: Minh Thoa
 
 
Theo cáo trạng, năm 2008, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê đất và rừng để sử dụng vào mục đích đất lâm nghiệp.
 
Căn cứ kết quả kiểm kê rừng năm 2014 được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt, diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp do công ty được giao quản lý là 14.473,1ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 6.932,5ha.
 
Ngày 18/8/2019, tổ công tác của Công an huyện Ea Kar và Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang 4 đối tượng khai thác trái phép 6 cây gỗ tại tiểu khu 692, thuộc lâm phần của Phân trường 1 (thôn 15, xã Cư Yang, huyện Ea Kar).
 
Kết luận giám định cho thấy tổng khối lượng gỗ của 6 cây còn lại và 3 hộp gỗ xẻ phát hiện tại hiện trường được quy tròn là hơn 27m3 gỗ từ nhóm IV-VIII.
 
Qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Ea Kar và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 5 đối tượng: Hoàng Văn Năm (SN 1987), Phùng Văn Hội (SN 1993), Hoàng Văn Nam (SN 1984), Ngô Văn Năm (SN 1984) và Hoàng Văn Lằm (SN 1980), cùng trú xã Cư Yang, huyện Ea Kar về tội Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
 
20210622_112913.jpg
Các đối tượng khai nhận hàng ngày, khoảng từ 7h - 17h, các đối tượng lên rừng khai thác gỗ trái phép, sau đó dùng trâu để vận chuyển gỗ xuống bìa rừng.
 
Đến nửa đêm và rạng sáng hôm sau, các đối tượng này bốc gỗ lên các xe tải, rồi vận chuyển đi tiêu thụ. Nhưng nhân viên của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar không tuần tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý.
 
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Đắ Lắ đã phát hiện nhiều vị trí rừng bị khai thác trái phép tại xã Cư Yang. Tổng khối lượng gỗ bị khai thác trái phép tại Tiểu khu 692, 686, thuộc lâm phần của Phân trường 1 là 296,089m3 gỗ các loại quy tròn từ nhóm II đến nhóm VII, trị giá trên 1,1 tỷ đồng.
 
Ngày 21/2/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar và xác định diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm là 1.820,87 ha, chủ yếu tại địa bàn các xã Cư Yang, Cư Bông, Cư Elang, Cư Prông huyện Ea Kar.
 
Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành khám nghiệm hiện trường ở 82 vị trí, với tổng diện tích 309,322 ha, phát hiện trên các diện tích này chủ yếu là đất trống bị các hộ dân lấn chiếm làm nương rẫy. Một số diện tích khác công ty trồng cây keo. Có nhiều diện tích đã bị các hộ dân lấn chiếm để trồng cây công nghiệp dài ngày, có độ tuổi trên 3 năm.
 
Kết luận giám định cho thấy diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 là 303, 97 ha với trữ lượng thực tế bị suy giảm so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 là 28.954,48 m3 gỗ, tri giá 28,2 tỷ đồng.
 
Như vậy, từ năm 2015 đến 2019, rừng thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar quản lý bị thiệt hại theo hồ sơ vụ án là hơn 29,4 tỷ đồng./.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top