Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 26 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2015 | 10:27

Hà Nội: Xây nhà trái phép trên ngõ đi chung, bao giờ xử lý ?

Cho rằng đòi hỏi của bà Phượng không chính đáng, UBND xã Vạn Thái đã kết luận phần đất dùng làm ngõ đi đó thuộc phần đất công do xã quản lý. Như vậy có nghĩa là, việc ông Sòi xây nhà kiên cố trên phần đất đó là sai phép.

Hơn 10 năm đòi ngõ 

Trong đơn gửi báo Kinh tế nông thôn, bà Nguyễn Thị Phượng (trú tại thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) phản ánh, gia đình bà có lối ngõ đi do ông cha sử dụng từ trước tới nay. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, văn phòng Huyện ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến đóng tại nhà bà. Kho thóc phục vụ chuyển ra vùng tự do đều đi trên lối ngõ này.

Với những thành tích đó, gia đình bà Phượng đã được Chính phủ tặng Bằng khen số 420 theo Quyết định số 232 ngày 14/3/1978 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.

Mặc dù sai phạm đã rõ nhưng chính quyền xã Vạn Thái xử lý thiếu triệt để và không dứt khoát khiến sự việc kéo dài. Lãnh đạo huyện Ứng Hòa sau đó đã có văn bản yêu cầu xã Vạn Thái thực hiện đúng quy trình xử lý sai phạm, báo cáo cấp trên.

Quá trình đo vẽ bản đồ đất đai năm 2002, ông Nguyễn Văn Sòi (lúc bấy giờ là Trưởng xóm 4, thôn Thái Bình) đã chỉ ranh giới, mốc giới thừa nhận ngõ đi thuộc gia đình bà Phượng. Đến năm 2004, ông Sòi lợi dụng quyền trưởng xóm kiêm đại biểu HĐND xã nảy sinh ý định chiếm ngõ đi của gia đình bà.

Sau khi nhận được phản ánh của gia đình bà Phượng, UBND xã Vạn Thái đã ra Thông báo số 01 ngày 05/7/2004 nhằm giải quyết vụ việc.

Trong thời gian huyện Ứng Hòa chỉ đạo xã Vạn Thái giải quyết dứt điểm vụ việc, ông Sòi tiếp tục xây cổng ngăn và bể nước trên phần ngõ của gia đình bà Phượng.

Sau khi hay tin ông Sòi đã làm nhà xong, UBND xã mới báo cáo lên huyện rằng ông Sòi lấn chiếm trên ngõ đi chung là có thật và sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, sự việc vẫn "dậm chân tại chỗ".

"Lòi" ra công trình xây sai phép

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Hồng Hanh, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Thái cho biết, dù bà Phượng một mực khẳng định phần đất dùng làm ngõ đi thuộc sở hữu riêng của gia đình bà, tuy nhiên, đòi hỏi của người phụ nữ này thiếu căn cứ xác thực. “Gia đình bà Phượng không có giấy tờ gì để chứng minh quyền sử dụng diện tích đất làm ngõ đi lại đó”, ông Hanh khẳng định.

Căn cứ vào bản đồ địa chính các năm 1964, 1985 và 2002, UBND xã Vạn Thái kết luận, phần đất đó thuộc ngõ công do xã quản lý. Tuy nhiên, thực tế, cả ba bản đồ này không được bất kỳ cơ quan chức năng nào ký và đóng dấu xác nhận. Vậy mà vị phó chủ tịch vẫn khăng khăng các bản đồ này có tính pháp lý?!

Cho rằng đòi hỏi của bà Phượng không chính đáng, UBND xã Vạn Thái đã kết luận phần đất dùng làm ngõ đi đó thuộc phần đất công do xã quản lý. Như vậy có nghĩa là, việc ông Sòi xây nhà kiên cố trên phần đất đó được xác định là sai phép. Dẫu vậy, việc xử lý sai phạm lại được lãnh đạo địa phương triển khai chậm chạp và sai quy trình. Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch UBND xã Vạn Thái giải thích, sai phạm xảy ra từ lâu cách đây 5-6 nhiệm kỳ. “Tôi và đồng chí bí thư Đảng ủy xã mới được điều chuyển từ huyện về quản lý địa phương cuối năm 2014 nên không nắm rõ sự việc. Do cán bộ xã khi đó xử lý sai phạm không triệt để, sai quy trình nên sự việc mới kéo dài đến nay”, ông Khôi trần tình.

Ông Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch UBND xã Vạn Thái.

“Nhà ông Sòi xây sai phép trên đất công nên chắc chắn sẽ bị xử lý, cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhà ông Sòi thuộc loại công trình kiên cố, cao 2 tầng, việc xử lý vượt quá thẩm quyền của xã nên cần ý kiến chỉ đạo của cấp trên”, ông Khôi nói.

Ông Trần Duyên Hải, Chánh văn phòng UBND huyện Ứng Hòa cho biết, sau khi phát hiện lãnh đạo xã Vạn Thái xử lý vụ việc sai quy trình, UBND huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo chính quyền xã này thực hiện nghiêm túc quy trình xử lý sai phạm, sớm có báo cáo huyện. “Đòi hỏi của bà Phượng có chính đáng hay không thì cần phải dựa vào các chứng cứ, văn bản. Nếu ông Sòi chính thức bị kết luận xây nhà trái phép trên đất công, chúng tôi sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm”, ông Hải cho hay.

Hồng Kỳ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

  • Huyện Cư Kuin: Sầu riêng non bị kẻ gian cắt phá

    Huyện Cư Kuin: Sầu riêng non bị kẻ gian cắt phá

    Lãnh đạo UBND xã Ea Hu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc kẻ gian cắt phá hàng loạt trái sầu riêng non của người dân.

Top