Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 2 năm 2015 | 10:46

Hái lộc hay phá lộc?

Hái lộc ngày đầu xuân năm mới có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng trở thành một phong tục của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.

Tập tục hái lộc ngày xuân là, ở thời khắc giao thừa người ta thường đưa tay ra hái một nhành lộc (bất cứ cây gì gặp), với một đoạn ngắn có búp cùng vài ba chiếc lá bên dưới nhằm cầu may mắn, lộc tài cho bản thân và gia đình. Bản chất của tập tục hái lộc rất đẹp, tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, tập tục hái lộc đầu xuân bị biến tướng một cách thái quá khi nhiều người không còn đi hái lộc nữa, mà họ “chặt cây, bẻ cành” khiến cho cây xanh bị phá hoại. Nhiều người không còn suy nghĩ việc hái lộc chỉ là quy ước lấy lệ khi ngắt một cành lộc nhỏ gọi là lấy hên, lấy may của thời khắc thiêng liêng đầu năm mới mà phải bẻ, chặt được cành lộc to, dài thì gia đình, bản thân mới sung túc. Đây quả là một suy nghĩ, một quan niệm không hề có cơ sở.

Ảnh minh họa: Dân Trí

Đây chính là lý do khiến mỗi đêm giao thừa qua đi là cây xanh ở mọi nơi bị “chặt, bẻ” một cách không thương tiếc. Không ít người đi hái lộc nghĩ các cây xanh ở vườn, sân, cổng chùa chiền, miếu phủ rất “linh” và nhiều lộc nên họ làm liều vào những nơi đó để bẻ trộm lộc cây.

Từ thực trạng cây xanh bị bức tử, phá hoại, mong rằng mọi người hãy nâng cao ý thức trong việc đi hái lộc, và nếu có thể thì hãy từ bỏ tập tục này để chuyển qua mua những cây, quả lộc mà thị trường ươm trồng, bán khá nhiều.

                                                                                                Diễm Hương

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top