Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 27 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 7 năm 2021 | 10:52

Krông Nô (Đắk Nông): Nhiều hộ dân bị ảnh hưởng cuộc sống khi xây dựng bờ kè sông Đắk Nang

KTNT nhận được phản ánh của một số hộ dân tại xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về việc họ tự nhiên mất đất thổ cư và đất sản xuất do xây dựng bờ kè 2 bên sông Đăk Nang. Bên cạnh đó là sự khó khăn do tác động của việc xây dựng công trình nói trên

Có mặt tại hiện trường, nhóm phóng viên ghi nhận, việc thi công hai bên bờ kè đang được tiến hành. Trao đổi với phóng viên, một số hộ dân cho biết: Công trình kè xây dựng đã làm nhiều hộ dân mất cả đất thổ cư lẫn đất xây dựng. Nhiều hộ dân bỗng nhiên có sổ đỏ nhưng thực tế đất lại không có đất khiến cuộc sống bị đảo lộn và gặp nhiều khó khăn. Đó là điều rất bất thường, vậy những giấy tờ liên quan đến đất đai của các hộ dân mất đất không có giá trị gì, hay nói đúng hơn đó chỉ như những tờ giấy lộn.

Tỉnh Đắk Nông đang tiến hành xây dựng đoạn kè hai bên bờ sông Đắk Nang thuộc địa bàn thôn Phú Tân, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô. Mục tiêu đầu tư xây dựng công trình nhằm chống sạt lở, sụt lún bờ suối, bảo đảm an toàn giao thông tuyến Quốc lộ 28 (đoạn qua cầu Đắk Nang, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô). Đây là công trình rất cần thiết để đảm bảo cuộc sống của các hộ dân. Thế nhưng cũng cần phải đảm bảo lợi ích cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công bởi diện tích đất bị mất, nhà cửa bị hư hỏng.

img20210423111457.jpg
Kè sông Đắk Nang đi qua thôn Phú Tân

 

Công trình Kè chống sạt lở bờ suối Đắk Nang được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một được thực hiện theo Quyết định Số: 3320/QĐ-UBND do UBND huyện Krông Nô ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2019, về việc phê duyệt chủ trương đầu tư công trình: Kè chống sạt lở khẩn cấp suối Đắk Nang, với nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện (từ ngồn ngân sách tỉnh hỗ trợ) năm 2019 – 2020. Ngày 19 tháng 03 năm 2020 UBND huyện Krông Nô ban hành Quyết định Số: 706/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Công trình: sửa chữa cấp bách: Kè chống sạt lở bờ suối Đắk Nang. Hạng mục kè rọ đá. Có tổng mức đầu từ là 2.993.224.000 (hai tỷ, chín trăm, chín mươi ba triệu, hai trăm, hai mươi bốn nghìn đồng). Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Giai đoạn hai được thực hiện theo Nghị quyết Số: 37/NQ – HĐND ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2019 Hội đông nhân dân tỉnh Đắk Nông. Về chủ trương đầu tư dự án Kè chống sạt lở Sông Đắk Nang. (Hạng mục: Kè chống sạt lở) Ngày 05 tháng 08 năm 2020 UBND tỉnh Đắk Nông ra Quyết định Số: 1155/ QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Kè chống sạt lở sông Đắk Nang, thôn Phú Tân, xã Đắk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. (Hạng mục: Kè chống sạt lở) Tổng mức đầu tư là 21.700.000.000 đồng (hai mươi mốt tỷ, bảy trăm triệu đồng) do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông làm chủ đầu tư xây dựng công trình.

img20210428083323.jpg
Việc xây kè khiến một số nhà cửa của các hộ dân bị sụt lún, nứt toác

 

Công việc thi công đợt một đã hoàn thiện, công trình có chiều dài 120m, công tác đền bù cho bà con ở gai đoạn này không có, rất nhiều hộ dân nơi đây lâm vào cảnh khó khăn khi họ bị mất đất, kèm theo đó là các loại cây trồng trên diện tích đất đó cũng không còn. Bà Nguyễn Thị Nại (SN 1941) người dân mất trên 2.000 m 2  đất cho biết: “Đời sống của chúng tôi thật sự khó khăn, người già thì lên núi nhặt điều để có tiền sinh sống. người trẻ thì ly tán đi làm thuê, để lại con cái bơ vơ giờ đây chúng tôi cũng không biết xay sở thế nào để có cuộc sống ổn định”.

Việc xây bờ kè đã lấn sâu vào vùng đất ở và đất sản xuất của nhiều hộ dân của thôn Phú Tân; gây thiệt hại nhiều loại cây trồng là cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, gây sụt lún và nứt tường nhà một số hộ dân. Nhiều diện tích đất thổ cư, đất vườn canh tác của hộ dân này đã được cấp quyền sử dụng đất trước năm 2010. Trong đó, hộ mất đất nhiều là trên 2.000 m 2, các hộ dân ở liền kề bị mất đất một vài trăm mét vuông đất thổ cư và đất sản xuất, có gia đình mất toàn bộ đất thổ cư, gia đình anh Nguyễn Tấn Hiền bị mất hết đất thổ cư do việc xây dựng bờ kè. Do không còn nơi mưu sinh, gia đình anh Hiền phải làm căn nhà tạm 20 m 2 bên bờ kè để sinh hoạt, cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn. Hộ ông Nguyễn Xuân Minh luôn phải sống trong thấp thỏm, lo âu do việc đào đất bờ sông xây kè đã gây sụt lún, nứt tường nhà , nguy hiểm, rủi ro có thẻ ập đến bất kỳ khi nào.

đổ-đất-lấn-nhà-dân.jpg
Một số hộ dân rơi vào cảnh khó khăn do ảnh hưởng của xây bờ kè

 

Trong giai đoạn thứ hai, đơn vị thi công đã thực hiện gần xong khối lượng kè hai bờ sông đoạn từ sau tràn xã lũ hồ Đắk Nang với chiều dài khoảng trên 350 mét. Tổng chiều dài kè hai bên bờ sông khoảng 700 mét. Về kết cấu thi công công trình kè bằng kè bằng bê tông, đóng cọc thép, xếp rọ đá theo địa hình, cao độ đỉnh rọ đá vượt mực nước lũ. Trong quá trình xây dựng bờ kè, đơn vị thi công đã làm cầu tạm để đưa vật liệu qua sông; dùng phương tiện cơ giới đào sâu vào hai bên bờ sông Đắk Nang để xây đúc bê tông, đóng cọc sắt và ghép các rọ đá bờ kè cũng gây nhiều thiệt hại cho người dân, nhiều nhà dân bị sụt lún.

Kè chống sạt lở bờ sông Đắk Nang được triển khai thi công trong một thời gian 2020-2021. Nhưng đến nay biển báo thể hiện các thông tin thi công công trình, quy mô đầu tư xây dựng, thông tin nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát cũng không có. Việc quản lý, giám sát công trình của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan liệ đã đúng quy định chưa?

e24086c22039d4678d28.jpg
Sự lo lắng của người dân khi họ không biết phải mưu sinh thế nào

 

Với tiến độ thi công hiện nay, trong thời gian không lâu nữa, công trình xây kè hai bờ sông Đắk Nang sẽ hoàn thành. Nhưng đến nay, các hộ dân thôn Phú Tân bị mất đất thổ cư, đất sản xuất, nhà cửa bị nứt do ảnh hưởng từ đơn vị thi công, tài sản của nhiều hộ dân bị hư hại vẫn chưa được bồi thường, hỗ trợ đền bù thỏa đáng. Trong khi đó cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Để người dân yên tâm sinh sống nơi đây. Cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan giải quyết những khó khăn mà các hộ dân đang đối diện là việc cần thiết.

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top