Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013 | 8:55

Nghệ An: Doanh nghiệp Sông Con kêu cứu

KTNT- Công ty TNHHMTV nông nghiệp Sông Con, Tân Kỳ, Nghệ An đang ăn nên làm ra, liên tục được nhận bằng khen, cờ thi đua của Bộ, tỉnh, thế mà bỗng dưng bị “ép” sáp nhập với Cty mía đường Sông Con để chuyển thành Công ty 2 thành viên, đồng nghĩa xoá sổ doanh nghiệp này. Đằng sau việc làm này có nhiều vấn đề khuất tất dẫn đến hàng trăm công nhân với hàng nghìn lao động Cty hết sức bất bình.Vươn lên chính mìnhCông ty  TNHHMTV Nông nghiệp Sông Con (gọi tắt là Công ty Sông Con) được thành lập từ năm 1955 với tên gọi, Nông trường quốc doanh Sông Con. Sau gần 60 năm xây dựng, phát triển cho đến nay Nông trường luôn ăn nên làm ra, có 533 cán bộ công nhân viên, 1.500 lao động là nông dân nhận khoán hợp đồng. Công ty quản lí  hơn 1.900 ha đất các loại, trong đó có 1.000 ha cao su là cây trồng chủ lực, một nhà máy chế biến mủ cao su công suất 5 tấn mủ/ngày. Tổng doanh thu năm 2012 là 85 tỷ đồng, nộp ngân sách 1,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,5-4 triệu đồng/tháng, 100% lao

Dây chuyền chế biến mủ cao su hiện đại của TNHH 1TV NN Sông Con.


Trong thời buổi kinh tế suy thoái, Công ty vẫn vững vàng trên thế chủ động, không phải vay nợ ngân hàng; trái lại còn có tiền để cho Công nhân vay trong thời hạn 7 năm với lãi suất ưu đãi nhằm giúp các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Không chỉ đội ngũ công nhân viên, mà hàng ngàn hộ dân hai xã Tân Phú, Tân Long luôn yên tâm, phấn khởi khi được nhận khoán đất của Công ty giao, đã phát huy có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống thu nhập dân sinh, tạo công ăn việc làm ổn định.

Đến sự cố “Tiền hậu- bất nhất”

Trong lúc Cty NN Sông Con đang lúc ăn nên làm ra như nói ở trên thì bổng dưng ngày 12/8/2013, UBND tỉnh Nghệ An có tờ trình số 5584 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc, “chuyển Công ty TNHHMTV Nông nghiệp Sông Con sáp nhập vào Cty mía đường Sông Con thành Công ty TNHHMTV với sự góp vốn của Công ty Mía đường Sông Con 70%, Cty TNHHMTV-NN Sông Con 30%”. Để “lọt được tai” Thủ tướng Chính phủ văn bản này đã làm “méo” đi những thành tích mà  CBCN Cty có được để cho rằng: “Công ty TNHH-MTV NN Sông Con quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; máy móc thiết bị lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ, vốn ít, không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có”.

Từ đó, UBND tỉnh Nghệ An nêu phương án phải có sự góp vốn của Công ty CP Mía đường Sông Con và phải sáp nhập lại với Cty mía đường Sông Con thành  Công ty TNHH-HTV. Sau khi góp vốn, Công ty TNHH-MTV NN Sông Con sẽ bị xoá sổ. 

Tiếp nhận mủ cao su vào nhà máy chế biến


Với thông tin bất ngờ trên đã khiến cho hàng trăm cán bộ công nhân viên Công ty Sông Con bức xúc là trước khi gửi tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An và Sở NN&PTNT không hề làm việc với Công ty Sông Con bất kỳ một lần nào, kể cả phía Cty mía đường Sông Con cũng chẳng đến trao đổi với Cty NN Sông Con một lần nào mà đơn phương làm điều đó được. Dư luận bức xúc, bởi thông tin đánh giá về hoạt động của Công ty hoàn toàn trái ngược với thực tế, trái ngược với những quyết định khen thưởng, cờ thi đua dành cho Công ty mà chính UBND tỉnh vừa kí chưa ráo mực.

Ông Thái Bá Ất, Giám đốc Công ty TNHHMTV- NN Sông Con bức xúc nói: “Sau khi biết được chủ trương của tỉnh, chúng tôi đã có văn bản kiến nghị đề nghị UBND tỉnh, các sở ban ngành liên quan xem xét lại vấn đề này làm gì cũng nên phải có sự bàn bạc trước sau, bởi đơn vị chúng tôi thuộc “Nông trường”  hoạt động 100% vốn điều lệ của Nhà nước”… Cũng theo ông Ất, ngành nghề của Công ty chủ yếu là trồng cao su, nay liên doanh với Công ty mía đường là không phù hợp. Công ty vừa mới từ Nông trường Quốc doanh chuyển thành Công ty TNHHMTV từ tháng 10/2010, hiện đang ổn định làm ăn có lãi, đời sống Công nhân và nhân dân trong vùng luôn phát triển ổn định. Phần nữa, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được UBND tỉnh phê duyệt:  “việc tổ chức lại, sáp nhập Công ty do chủ tịch Công ty đề nghị chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở qui định hiện hành của Nhà nước” và “người lao động hoặc đại diện của người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi chủ sở hữu quyết định”. Thế nhưng tập thể người lao động của Công ty chưa hề biết gì về chủ trương chuyển đổi và Chủ tịch Công ty cũng chưa có văn bản đề nghị chuyển đổi, sáp nhập cớ sao lại đột nhiên đưa ra vấn đề trên làm cho tình hình ngày một hoang mang bất ổn.

Ông Nguyễn Văn Mão 75 tuổi thuộc hộ nông dân nhận khoán 2ha cao su từ năm 1994, cuộc sống cả gia đình ông nhờ vào 2 ha cao su bức xúc nói, “không thể chặt phá cây cao su của chúng tôi để trồng mía được, bởi hàng ngàn con người ở đây mấy năm nay luôn sống dựa vào cây cao su, bây chừ chặt cao su để trồng mía là chúng tôi không đồng ý mô”.
 
Bài 2: “Phá cao su là phá đề án của tỉnh”
                                                                                                

Nhóm PVĐT 
   
                                                                                   


 
             

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top