Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2020 | 12:57

Phát hiện 277 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp vùng giáp ranh 3 tỉnh

Số vụ phát hiện, lập biên bản vi phạm là 277, trong đó đã xử lý 272 vụ (hành chính 256 vụ, hình sự 16 vụ), 5 vụ đang trong giai đoạn xử lý.

Sáng 01/12, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum phối hợp tổ chức Hội nghị Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh 3 tỉnh.
 
Quang cảnh Hội nghị Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh 3 tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh 3 tỉnh.

 

Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Kon Tum từ tháng 10/2018-10/2020 cho thấy, hầu hết hệ sinh thái rừng giáp ranh giữa 3 tỉnh là rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học cao, với sự hiện diện của nhiều loài động thực vật quý, hiếm, đặc hữu.
 
Đặc biệt, rừng tại các khu vực này là đầu nguồn của các con sông lớn, có tác dụng phòng hộ bảo vệ chống xói mòn, điều hòa nguồn nước. Với đặc điểm đó, khu vực rừng này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và của Nhân dân 3 tỉnh.
 
Mặc dù, 3 tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Kon Tum đã phối hợp, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để bảo vệ khu vực rừng giáp ranh, song tình trạng phá rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp vẫn còn diễn ra.
 
Địa điểm nơi xảy ra vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Địa điểm nơi xảy ra vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

 

Trong thời gian qua, các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCC rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh đã tổ chức 2.479 đợt tuần tra, truy quét bảo vệ rừng; đẩy đuổi hơn 150 lượt người ra khỏi rừng.
 
Số vụ phát hiện, lập biên bản vi phạm là 277, trong đó đã xử lý 272 vụ (xử lý hành chính 256 vụ, xử lý hình sự 16 vụ), 5 vụ đang trong giai đoạn xử lý. Tang vật, phương tiện tịch thu gần 858m3 gỗ quy tròn các loại; hơn 25.000kg gỗ các loại; 1 cá thể vọoc, 11 cá thể rùa núi viền, 5 xe ô tô, 23 xe gắn máy, 5 cưa xăng… Tổng số tiền thu, nộp ngân sách nhà nước gần 5,7 tỷ đồng.
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top