Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 27 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 20 tháng 7 năm 2015 | 2:0

Phú Yên: Chính quyền thu hồi đất rồi bán với giá cao, dân bức xúc

Mua đất từ năm 2001 với đầy đủ giấy tờ hợp pháp, thậm chí đã được huyện cấp phép xây dựng nhà ở, nhưng 5 năm sau, gia đình ông Nguyễn Xuân Phương (khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn, Sơn Hòa, Phú Yên) bất ngờ được thông báo đất ở của gia đình ông bị thu hồi. Không đồng ý với quyết định của chính quyền địa phương, ông Phương đã làm đơn khiếu nại. Điều đáng nói là khi sự việc chưa giải quyết xong, chính quyền đã cho bán đấu giá lô đất đó với giá cao gấp nhiều lần giá đền bù.

Trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Xuân Phương cho biết, ngày 1/2/2001, UBND huyện Sơn Hòa có Thông báo số 06/TB-UB về việc giao đất xây dựng nhà ở theo quy hoạch đã phê duyệt khu Ba Bản - Quốc lộ 25 - Nhà máy đường Sơn Hòa, trong đó nêu rõ: “Nay triển khai giao đất xây dựng nhà ở cho hộ có nhu cầu với đủ các điều kiện sau: có hộ khẩu thường trú tại xã Sơn Hà, Suối Bạc và thị trấn Củng Sơn; các hộ gia đình có nhu cầu đất xây dựng nhà ở, kinh doanh dịch vụ thương mại (kể cả nơi khác tới)…”.

Thấy mình có đủ điều kiện như quy định, ông Phương cũng như nhiều người dân khác đã đăng ký mua và đóng đủ tiền; được Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 232214 ngày 29/5/2001 tại tờ QH01 số thửa 15C, diện tích đất 200m2, mục đích xây dựng nhà ở, thời hạn lâu dài. Sau đó, ông Phương tiếp tục làm đơn xin phép xây dựng nhà ở và được UBND huyện Sơn Hòa cấp phép xây dựng số 47/GP-UB ngày 12/5/2003.

Ông Phương bức xúc với cách làm việc của chính quyền địa phương, vì "quá o ép dân".

Tuy nhiên, theo ông Phương, trong thời gian này, ông phải chữa bệnh triền miên nên chưa thể xây dựng nhà theo giấy phép xây dựng đã được cấp. Đến tháng 5/2015, ông Phương có đến Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Sơn Hòa xin đổi giấy phép xây dựng thì được cơ quan này hướng dẫn đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để giải quyết. Tại đây, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết, lô đất số 15C của gia đình ông Phương đã bị chính quyền thu hồi từ năm 2006 vì “cấp không đúng đối tượng”; đồng thời đề nghị ông Phương đến Trung tâm bán đấu giá để đấu giá mua lại. “Thông báo của chính quyền như “sét đánh bên tai” khiến tôi choáng váng. Tôi không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Sơn Hòa do ông Cao Minh Hòa làm Chủ tịch (nay làm Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Sơn Hòa). Quan điểm của gia đình từ trước đến nay là nếu nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình phúc lợi công cộng thì đồng ý. Đằng này, huyện thu hồi đất của tôi rồi đem đi bán đấu giá thì tôi không phục”, ông Phương bức xúc.

 

Sơ đồ lô đất 15C bị thu hồi, trong khi các lô liền kề thì không.

Theo ông Phương, tháng 2/2006, khi xã Suối Bạc và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa mời các hộ dân có đất bị thu hồi đến UBND xã Suối Bạc để nhận quyết định thu hồi đất, ông Phương không đồng tình với quyết định của chính quyền nên đã khiếu nại khắp nơi. Trong biên bản làm việc ngày 27/8/2008, ông Phạm Đình Phụng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (nay là Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa), cho biết: “Việc ông Phương cho rằng thu hồi đất của ông Phương để cấp cho người khác là không đúng. Vì hiện nay lô đất số 15C, tờ bản đồ QH chi tiết ngả ba Ba Bản, xã Suối Bạc, vẫn còn chứ chưa cấp cho người khác”. Tuy nhiên, ngày 24/6/2015, Công ty CP Đấu giá và dịch vụ bất động sản Thiên Việt tại Phú Yên ra danh mục tài sản đấu giá quyền sử dụng 16 lô đất tại xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa để bán đấu giá, trong đó có lô đất nhà ở 15C của gia đình ông Phương được rao bán với giá khởi điểm 132 triệu đồng.

Thấy đất của gia đình có nguy cơ mất trắng, ông Phương đã làm đơn gõ cửa từng cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, khi đến kiểm tra thực địa lô đất 15C của ông Phương, các cơ quan ban ngành có liên quan đã yêu cầu ông phải chấp hành tháo dỡ công trình nếu không UBND xã Suối Bạc sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Các lô đất liền kề lô đất của ông Phương nay đã đổ đất san lấp mặt bằng chuẩn bị xây nhà

Điều đáng nói ở đây là mặc dù được mua cùng thời điểm, nhưng những lô đất gần kề đất của gia đình ông Phương thì không bị thu hồi, chỉ riêng lô đất của ông Phương bị thu hồi. Ông Phương cho biết: “Thời gian qua, vì không có đất ở nên tôi dựng nhà tạm để ở tại lô đất của gia đình (lô 15C). Nay chính quyền yêu cầu tôi phải tháo dỡ thì chúng tôi biết che mưa che nắng ở đâu? Tôi là dân thì đất của tôi bị thu hồi. Trong khi đó, những lô đất gần kề tôi đều là của cán bộ nhà nước thì không bị thu hồi. Có phải chính quyền o ép những người “thấp cổ bé họng” như chúng tôi không?”.

Công ty CP Đấu giá và dịch vụ bất động sản Thiên Việt tại Phú Yên ra danh mục tài sản đấu giá quyền sử dụng 16 lô đất, trong đó có lô đất 15C của gia đình ông Phương.

Ông Phương cho biết thêm: "Chính quyền thu hồi đất mà đền bù giá quá thấp, sau đó bán đấu giá với giá cao thì chúng tôi lấy tiền đâu ra mà ổn định chỗ ở. Họ tính đền bù theo giá đất ban đầu tôi mua lô đất 15C là 10 triệu đồng (giá năm 2001 - lúc mua), cộng thêm tiền lãi suất ngân hàng thì mức đền bù chưa tới 25 triệu đồng. Trong khi đó, họ thông báo bán đấu giá với mức khởi điểm 132 triệu đồng. Liệu mức bồi thường như vậy có thấu tình đạt lý không? Không chỉ đền bù giá thấp, huyện cũng không đề cập đến việc hỗ trợ tái định cư cho dân thì chúng tôi biết sống ra sao trong những ngày tới?".

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đoc./.

P.V

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top