Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2016 | 8:30

Tây Nguyên: Nhóm côn đồ đòi tiền “bảo kê” dưa hấu

Nông dân trồng dưa hấu trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang trải qua một mùa dưa “đắng”, vừa mất mùa mất giá lại phải chịu cảnh bị nhóm côn đồ đòi tiền bảo kê.

Ông Trần Doãn Sáng, chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ea Súp (Đắk Lắk), cho biết, năm nay huyện quy hoạch 500ha đất trồng dưa hấu nhưng con số thực tế thì lớn hơn thế rất nhiều. Nguyên nhân do thấy lợi nhuận cao từ các năm trước, nên người dân đổ xô trồng dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch và dưa mất giá.

Người dân trồng dưa bị bảo kê đến quậy phá

Hơn 4 năm nay, cứ đến vụ hè thu là ông Lê Văn Vinh (45 tuổi, Tây Sơn, Bình Định), người đã có trên chục năm kinh nghiêm trồng dưa hấu, lại gói ghém đồ nghề và hạt giống lên huyện Ea Súp thuê đất trồng dưa hấu. Ông Vinh chia sẻ: “Tôi lên thị trấn Ea Súp thuê đất trồng giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân đã hơn 4 năm nay, nhưng chưa thấy năm nào giá lại rớt thấp như vậy. Nếu như mọi năm giá dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg thì nay chỉ còn từ 3.000 - 4000 đồng/kg loại 1 trên 2,5kg/quả trở lên. Còn loại 2, loại 3 tôi cho không các nhân công và bà con ở đây. Năm nay gia đình tôi trồng 8ha dưa, thu hoạch được hơn 320 tấn nhưng tiền bán chỉ đủ vốn chứ không có lãi đồng nào". Mất mùa đã đành, vậy mà năm nay còn xuất hiện vài đối tượng ép thương lái đến mua dưa hấu tại nơi đây phải mua dưa với giá rẻ sau đó bắt chung chi, cứ mỗi xe từ 1-2 triệu đồng, thậm chí còn dùng xe múc uy hiếp chặn đường. "Quá sợ hãi nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung chúng tôi  nói với nhau qua năm sẽ không trồng dưa ở đây nữa vì sợ nhóm côn đồ bảo kê hăm dọa", ông Vinh cho biết thêm.

Bà con nông dân trồng dưa hấu lo lắng nạn bảo kê lộng hành, ép giá họ.

Sự việc này không chỉ diễn ra tại huyện Ea Súp mà tại thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa (Gia Lai) nông dân cũng gặp phải tình cảnh tương tự. Ông Võ Xuân Quang (46 tuổi, Tây Sơn, Bình Định) bức xúc: “Vụ dưa này gia đình tôi lỗ nặng, giờ những người trồng dưa hấu ở đây ai cũng buồn. Với giá 2.500 - 3.000 đồng/kg loại 1 thì còn lỗ dài dài. Chưa nói đến việc chúng tôi còn bi thu tiền bảo kê nữa, mỗi xe như vậy chúng đòi 700.000 đồng".

Phải trình báo với công an về vụ việc

Sau khi nhận được thông tin trên, lãnh đạo Công an thị xã Ayun Pa đã cử các trinh sát xuống địa bàn điều tra, làm rõ và kết quả đã thu thập được nhiều chứng cứ về các đối tượng bảo kê này. Thượng tá Mai Xuân Điển, Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, cho biết, đã khởi tố bị can, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố đối tượng Nguyễn Hồng Hương (46 tuổi) và Hoàng Minh Thọ (30 tuổi, cùng ngụ P.Hòa Bình, TX.Ayun Pa) về tội: “Cưỡng đoạt tài sản”.

Được biết, vào chiều 27/11/2015, cả hai đối tượng Hương và Thọ đến buôn Bir, xã Chư Băh, TX.Ayun Pa đòi anh Lê Văn Quy (ở Bình Định - người thuê đất trồng dưa hấu tại địa bàn) phải đưa cho chúng 1,4 triệu đồng “phí” cho 1,4ha đất. Nếu không, Hương cho người đến phá dưa. Quá sợ hãi, anh Nguyễn Thành Hưng (em rể anh Quy) phải lấy 1 triệu đồng đưa trước, còn lại 400.000 đồng anh Quy hẹn hôm sau quay lại lấy. Đến ngày hôm sau, Thọ rủ Nguyễn Thanh Hồng (28 tuổi, P.Cheo Reo, TX.Ayun Pa) đến rẫy của anh Quy lấy số tiền còn lại thì chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Quy) không đồng ý, yêu cầu phải có mặt Hương. Ít phút sau, Hương tới lấy tiền thì chị Thương xin giảm còn 300.000 đồng và được Hương đồng ý. Trong lúc đối tượng đang nhận tiền thì Hương bị công an bắt quả tang.

Nhiều năm nay người nông dân trồng dưa hấu trên địa bàn Tây Nguyên mặc dù bị chèn ép nhưng vì sợ phiền phức trong quá trình làm ăn nên không ai dám trình báo với công an. Để yên tâm sản xuất, lực lượng chức năng khuyến cáo bà con khi phát hiện các đối tượng "bảo kê" đến quậy phá, ép giá hoặc gây khó khăn trong quá trình làm ăn, bà con nên trình báo cho cơ quan chức năng để kịp thời vào cuộc, truy bắt các đối tượng.

Anh Thi - Thu Sa

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top