Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 7 năm 2022 | 22:7

Ứng dụng KHCN trong phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững tại Phú Yên

Chiều 30/7, UBND TX. Sông Cầu phối hợp với Sở KH-CN Phú Yên tổ chức hội thảo Khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2030.

Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Tôm hùm TX Sông Cầu lần thứ I - năm 2022.
 
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thị ủy Sông Cầu Đỗ Thái Phong cho biết: TX. Sông Cầu có vị trí địa lý, điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm hùm như: kín gió, nước biển có độ mặn cao, có thể thả nuôi quanh năm. Những năm qua, nghề nuôi tôm hùm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp rất lớn vào kinh tế - xã hội, tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho phần lớn người dân trên địa bàn.
img_7258.jpg
Bí thư Thị ủy Sông Cầu Đỗ Thái Phong phát biểu

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý nguồn giống, thức ăn, quản lý vùng nuôi; các hộ nuôi tôm hùm luôn phải đối mặt trước nhiều rủi ro và thách thức khi có thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tôm hùm tiêu thụ phụ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch...

Nhằm giải quyết những tồn tại, thách thức trên, TX. Sông Cầu mong muốn được hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ thị xã trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để khai thác thế mạnh vốn có một cách hợp lý, bền vững, đặc biệt là vấn đề liên quan đến phát triển nghề nuôi tôm hùm và sản phẩm tôm hùm.
 
Theo ông Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Phú Yên, nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên bắt đầu từ trước năm 1990, từ việc người dân ven đầm, vịnh chủ yếu khai thác thủy sản tự nhiên, là vùng có truyền thống lịch sử nuôi tôm hùm nên người dân đúc kết được nhiều kinh nghiệm như lựa chọn khu vực nuôi, phương thức và thời gian cho ăn, chăm sóc dịch bệnh... làm cho chất lượng và uy tín của tôm hùm bông Phú Yên ngày được nâng cao, được người tiêu dùng lựa chọn.
 
 
20220730_160527.jpg
Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo

Hiện, Phú Yên có khoảng 88.926 lồng nuôi thủy sản, trong đó TX. Sông Cầu có 58.695 lồng nuôi tôm hùm thương phẩm với sản lượng năm 2021 đạt 1.050 tấn. Số hộ tham gia nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã là 4.852 hộ. “Để nâng cao giá trị cũng như có được môi trường sản xuất bền vững sản phẩm tôm hùm để thực sự được xem là sản phẩm chủ lực của địa phương, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, còn rất nhiều vấn đề cần được xem xét giải quyết bài toán ở hầu hết tất cả các khâu từ quy hoạch, quản lý, tổ chức sản xuất, cung ứng giống, nuôi trồng, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm tôm hùm, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm tôm hùm thành sản phẩm chủ lực là rất cần thiết”, ông Dương Bình Phú nói.

Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học trình bày tham luận về các giải pháp khoa học công nghệ trong việc chọn tạo, sản xuất, cung ứng giống tôm hùm trên địa bàn tỉnh; giải pháp khoa học và công nghệ đảm bảo phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững tại Phú Yên; công nghệ nuôi tôm hùm bằng lồng HDPE; hiện trạng phát triển thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm và giải pháp; hiện trạng và định hướng phát triển nuôi biển (tôm hùm và cá biển) bền vững tại Phú Yên; giải pháp khoa học và công nghệ ứng dụng vật liệu xanh nuôi tôm hùm...

Tiến sĩ Thái Ngọc Chiến, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì cho rằng, Phú Yên có thể ứng dụng công nghệ nuôi trên bờ và công nghệ nuôi tôm hùm bằng lồng HDPE theo kiểu Nauy để phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững tại địa phương. “Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện thành công đề tài nuôi tôm hùm bằng lồng HDPE (chế tạo trong nước) tại tỉnh Thanh Hóa. Lồng HDPE có thể sử dụng nuôi tôm hùm ở các vùng mở, vùng nước sâu xa bờ (độ sâu thích hợp từ 10 - 15 m), kết quả thử nghiệm cho thấy lồng HDPE có khả năng chống chịu bão rất tốt, tôm hùm sinh trưởng nhanh. Tại tỉnh Phú Yên, việc nghiên cứu các vùng mở (xa bờ) để phát triển nghề nuôi tôm hùm là rất cần thiết; cần ứng dụng công nghệ nuôi lồng kiểu Na Uy”, TS. Thái Ngọc Chiến nói.
 
 
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên diện tích nuôi thủy sản lồng bè được quy hoạch đến năm 2025 là 1.000ha đầm, vịnh thuộc TX. Sông Cầu và 650ha biển hở thuộc huyện Tuy An đủ điều kiện để phát triển nuôi biển công nghiệp. Tổng số lồng bè nuôi theo quy hoạch là 49.000 lồng, trong đó TX. Sông Cầu 32.900 lồng (16.000 lồng nuôi thương phẩm và 14.000 lồng ương tôm hùm giống, cá các loại là 2.900 lồng); rong biển 208ha; ốc hương 170ha; sò huyết 150ha.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top