Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2019 | 23:10

Hòa Bình: Vì sao chưa xử lý nạn khai thác đất rừng trái phép?

Nhiều quả đồi trồng rừng tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) bị “tận thu” tài nguyên đất không bị xử lý, vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ rừng.

Dựng đứng như bức thành hơn 20m nham nhở, nhiều quả đồi bị san phẳng sau một thời gian ngắn, những cổ máy ngày đêm cày xới, đất rừng đang dần mất đi và màu xanh của cánh rừng cũng dần lộ ra bằng những vệt “loang đỏ”.
 
Người dân xã Yên Bồng “phẫn nộ” cho hay, hoạt động san gạt vận chuyển đất rừng đã diễn ra nhiều năm nay, công khai và như “chốn không người”.
hoa-binh-1.jpg
Đại công trường khai thác đất của ông T. ở thôn 2, xã Yên Bổng. (Nguồn: Phú Sỹ - Hoàng Hiếu - Báo giadinhvietnam)
Khai thác đất rừng là trái phép… ai cũng biết!?
 
Nằm cách UBND xã Yên Bồng khoảng vài trăm mét là khai trường khai thác đất rừng do một người đàn ông tên T. làm chủ (người trong xã Yên Bồng). Tại đây, những cỗ máy đang rậm rộ hoạt động, cào xới trên đỉnh đồi, xe tải liên tục ra vào vận chuyển đi bằng tàu chở có trọng tải hàng trăm tấn đợi sẵn ngoài cảng và từ đây đất tiếp tục “tuồn” đi phục vụ dự án, bán cho nhà máy xi măng và sản xuất gạch.
 
Người dân cho biết, việc lợi dụng san gạt hạ thấp độ cao đất rừng rồi mang đi bán tại xã Yên Bồng diễn ra 2 năm nay, nó bình thường tới mức người dân đã quen mắt, quen tai. Bà T., một người dân thôn Mạnh Tiến 2, cho biết: “Khu đất rừng đang khai thác là của gia đình ông T. mua lại của một số hộ dân, lúc đó bán đất chỉ có 150 triệu đồng/ha, bây giờ mua phải 280 triệu đồng/ha. Thế nhưng, không biết ai cho phép mà khu đất này được khai thác 2-3 năm nay rồi!”.
 
Qua đó, bà T. cho biết thêm, không đơn thuần hoạt động khai thác trái phép này chỉ cục bộ mà nó như có một hệ thống các cá nhân có sự "móc nối" với nhau một cách bài bản để cùng hưởng lợi.
 
Sát thôn Mạnh Tiến 2 là thôn Đồi Chùa, xã Yên Bồng, cũng diễn ra tình trạng tương tự, đồi bị “xén” già nửa, thậm chí những quả đồi vừa mới trồng keo cũng bị “móc ruột” khai thác không thương tiếc. Ngang nhiên hơn, nhóm “đất tặc” còn mua đất trồng lúa của người dân mở hẳn một con đường vào điểm gọi là san gạt để vận chuyển đất ra ngoài mang đi tiêu thụ.
 
Một người dân sống ngay khu vực khai thác đất thôn Đồi Chùa chia sẻ: “Lợi dụng san gạt đất đồi người dân có đất rừng đã “cấu kết” với người nơi khác để múc đất đưa bán cho đầu nậu ở các bến cảng. Còn nếu muốn mua cả quả đồi để khai thác thì họ cũng bán, chỉ cần tiền nhiều không cần giấy tờ gì hoặc nhờ chủ đất chạy cho giấy tờ san gạt thì cứ thế khai thác thoải mái. Đất ở đây chủ yếu là khai thác lậu. Không ai cấp phép đất rừng làm điểm mỏ cả. Thường thì mỗi chủ có đất đồi bán 240 triệu/ ha, khi họ khai thác đất xong thì phải trả mặt bằng cho người dân để xây nhà”.
                                                
Lãnh đạo xã Yên Bồng buông lỏng quản lý?
 
Qua tìm hiểu, trong một số giấy tờ san gạt đất rừng của một số hộ dân chỉ được phép san gạt mặt bằng, không có mục nào ghi là được khai thác mà vận chuyển đất ra ngoài địa phương để bán. Ngoài ra, trong giấy nộp thuế tại Chi cục Thuế huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) với nội dung là “Thu tiền quyền cấp phép khai thác san gạt” chứ không có nội dung thu tiền tận thu khoáng sản san gạt khi dư thừa.
 
Điều lạ là, ở quyết định cho phép cải tạo mặt bằng của UBND huyện Lạc Thủy có mục cho phép: “Cải tạo mặt bằng, san lấp tại chỗ; phần dôi dư có nhu cầu khai thác cung cấp để san, lấp các công trình dự án trên địa bàn huyện”. Phải chăng lợi dụng quy định này một số cá nhân đang có dấu hiệu mắc ngoặc để khai thác vượt ranh giới cho phép, “tuồn” đất đi nơi khác một cách công khai, gây thất thoát nguồn tài nguyên quốc gia?
hoa-binh-2.jpg
Xe tải vận chuyển đất từ điểm san gạt ra ngoài không che bạt làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Trong buổi trao đổi với báo chí, ông Trần Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng, khẳng định chắc nịch: “Việc san gạt đất hạ thấp độ cao của đất rừng có phép và được phép mang bán ra ngoài” (?).
 
“Đối với các hộ dân có đất rừng sản xuất họ đã có giấy xin phép chính quyền địa phương san gạt, hạ thấp độ cao để xây dựng nhà ở và xây dựng trang trại và xã đã có xác nhận gửi về huyện đề nghị tỉnh cấp phép để được san gạt. Còn trên địa bàn xã không cấp phép cho điểm mỏ nào khai thác mà chỉ cho điểm san gạt, san lấp”, ông Tuấn nói.
 
Trả lời phóng viên về việc khai thác, vận chuyển đất ra ngoài mang đi bán có được phép không, thì ông Tuấn xác nhận: “Có việc vận chuyển đất ra ngoài để bán cho các dự án san lấp và nhập cho các tàu ở cảng. Vì  tỉnh đã có chủ trương cho phép san gạt tại chỗ, số đất dư ra sẽ được chở đi ra ngoài địa phương rồi vận chuyển theo đường thủy. Số đất dư ra chuyển đi sẽ đươc thu thuế khai thác, thuế tài nguyên môi trường, thuế cấp quyền khai thác”.
 
Còn việc khối lượng đất bán ra ngoài thì ông Tuấn không biết, không biết  huyện có giám sát hay không còn xã không quản lý và nắm bắt được khối lượng là bao nhiêu.
 
Câu trả lời của lãnh đạo xã Yên Bồng thì nói vậy, nhưng trên thực tế việc khai thác đất đem đi bán ra ngoài cảng không có ai kiểm soát và nhiều hecta đất rừng hàng ngày vẫn bị nhóm đất tặc khai thác một cách công khai mà không bị xử lý. Việc đất rừng đang bị “chạy máu” lãnh đạo xã Yên Bồng vẫn biết mà không động thái nào ngăn chặn, liệu lãnh đạo xã có bao che cho “đất tặc” tàn phá đất rừng?
 

Để đất "tặc" tung hoành, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã xin rút kinh nghiệm!

Hơn 2.000m3 đất rừng bị 2 hộ dân vô tư khai thác đem bán để vụ lợi, khi bị lực lượng chức năng phát hiện và xử phạt, lãnh đạo xã chỉ nhận mức phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm

Ngày 24/6, UBND huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) xác nhận liên quan đến việc UBND xã Mỹ Thủy buông lỏng trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản khi để 2 hộ dân khai thác hơn 2.000 m3 đất trái phép, Phòng TN-MT huyện đã lập biên bản và xử phạt hành chính 2 hộ, mỗi hộ 60 triệu đồng.

Hai hộ dân là: ông Hà Minh Quang và hộ ông Đỗ Văn Đạt, ngụ xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy - 2 hộ này được xác định là đối tượng khai thác "lậu" hơn 2.000 m3 đất.

b4.jpg
Hơn 2.000 m3 đất rừng ở xã Mỹ Thủy bị 2 hộ dân vô tư khai thác đem bán vụ lợi. (Nguồn: Báo - NLĐO.
Ảnh minh họa)

Trước đó, qua kiểm tra, Phòng TN-MT huyện Lệ Thủy phát hiện ông Hà Minh Quang khai thác 1.050 m3 đất và ông Đỗ Văn Đạt khai thác trái phép 1.000 m3 đất rừng trái phép tại địa bàn xã Mỹ Thủy.

Trong biên bản, ông Nguyễn Xuân Tùng - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thủy - lý giải do một đơn vị thi công mua đất của ông Quang để đắp đường chỉ với thời gian 3 ngày nên xã không phát hiện kịp thời xử lý; còn riêng ông Đạt thì lén lút khai thác ở khu đất được cấp mỏ nhưng đã hết hạn và vận chuyển số đất để làm công trình.

Sau đó, ông Đặng Đại Tình - Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy - có công văn về việc kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân tại UBND xã Mỹ Thủy trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

Để xảy ra tình trạng khai thác đất trái phép, tập thể UBND xã Mỹ Thủy và các cá nhân ông Nguyễn Xuân Tùng - Chủ tịch UBND xã; ông Hà Minh Tam - Phó Chủ tịch UBND xã và ông Nguyễn Văn Kha - cán bộ địa chính - đã xin nhận khuyết điểm với mức phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm.

 

Hà Nội: 45 cán bộ bị kiểm điểm liên quan đến sai phạm đất đai

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, các cơ quan hành chính của Hà Nội đã thanh tra 98 cuộc theo kế hoạch và 88 cuộc đột xuất; đã kết luận 97 cuộc tập trung ở các lĩnh vực gồm quy hoạch, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, tài sản công, phòng chống tham nhũng...

Cụ thể, qua thanh tra đã phát hiện vi phạm trị giá 29,15 tỷ đồng, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm đối với 32 tập thể và 45 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 2 cuộc.

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các sở, ngành đã phát hiện và xử phạt 33,91 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm hành chính và ban hành Kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn thuộc huyện Sóc Sơn.

quốc-trần1.jpg
Kiểm điểm trách nhiệm đối với 32 tập thể và 45 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm trên địa bàn Hà Nội. (Nguồn: GD&TĐ)

Chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tiếp, đối thoại với công dân, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các quyết định xử lý tố cáo… không để phát sinh thành “điểm nóng” gây mất an ninh trật tự.

Theo báo cáo của UBND thành phố, từ đầu năm đến nay, các cơ quan hành chính của Thành phố đã tiếp nhận và thụ lý theo thẩm quyền 1.648 vụ khiếu nại, đã giải quyết 1.212 vụ, đạt tỷ lệ 73,5%. Tiếp nhận và thụ lý theo thẩm quyền 398 vụ tố cáo, đã giải quyết 312 vụ, đạt tỷ lệ 78,3%.

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 22 tập thể, 13 cá nhân để xảy ra sai phạm; chuyển cơ quan điều tra 1 vụ.

 

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Nhập lậu giống gia cầm vẫn diễn biến phức tạp

    Trước tình trạng buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém, nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai chỉ đạo ngăn chặn, phát hiện và xử lý.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

Top