Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 28 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 3 năm 2020 | 21:50

Thanh Hóa: Công trình trái phép của “nữ gia chủ” gây náo động Tĩnh Gia

Bà Lê Thị Hòa, sinh năm 1977, trú tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) ngang nhiên chiếm hàng trăm mét vuông đất dự án, đất rừng phòng hộ trong KKT Nghi Sơn để xây dựng đền thờ, nhà ở kiên cố trái phép.

Sự việc kéo dài từ năm 2013 đến nay, tuy nhiên, các cấp chính quyền huyện Tĩnh Gia dường như “bất lực” để bà Lê Thị Hòa lộng hành, coi thường pháp luật!?
 
Chiếm đất xây Đền thờ trái phép
 
Theo phản ánh của người dân thôn Nam Yến, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia (thuộc KKT Nghi Sơn), từ tháng 3/2013, họ rất ngạc nhiên khi trên núi Chuột Chù tọa lạc một đền thờ trái phép, rộng hàng chục mét vuông, mà không hề thấy chính quyền địa phương xử lý. Chủ nhân công trình trái phép nêu trên được xác định là của công dân Lê Thị Hòa, trú tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng.
 
Đền thờ còn nằm trọn trong phần diện tích đất và án ngữ đường công vụ của một doanh nghiệp được tỉnh Thanh Hóa cấp phép khai thác đất san lấp mặt bằng phục vụ các dự án trong KKT Nghi Sơn.
 
Các cụ cao niên sống quanh khu vực giáp ranh giữa xã Hải Yến và xã Hải Thượng (huyện Tĩnh Gia) cho biết, nơi bà Lê Thị Hòa xây dựng đền thờ bao đời nay không hề có dấu tích tâm linh hay lịch sử để lại, mà đây là hành động tự phát của cá nhân, nhằm mục đích mưu đồ riêng. Thế nên, dân quanh vùng cũng không xem đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, vì thế chưa bao giờ đặt chân lên núi để khấn bái.
img_5818.JPG
Ngôi đền bà Lê Thị Hòa xây dựng trái phép trên núi Chuột Chù từ năm 2013
Vấn đề nhức nhối này được các cấp sở, ngành liên quan là Sở Xây dựng, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Ban QLKKT Nghi Sơn và các KCN tổ chức nhiều cuộc họp với UBND huyện Tĩnh Gia. Kết luận cuối cùng là không tìm ra được bất cứ tài liệu hay tàn tích lịch sử nào chứng minh công trình đền thờ của bà Lê Thị Hòa là nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương từ xa xưa. Đồng thời đề nghị chính quyền huyện Tĩnh Gia phải phải xử lý triệt để ngôi đền này theo đúng pháp luật.
 
Nhưng đáng tiếc nhiều năm nay, công trình đền thờ của bà Lê Thị Hòa không hề bị xử lý, ngược lại còn xây dựng hoành tráng hơn (diện tích lên đến 75m2).
 
Sức mạnh từ lá đơn đề nghị của chủ nhân ngôi đền trái phép?
 
Vẫn biết đây là đền thờ xây dựng trái phép, thế nhưng, liên tiếp từ năm 2018 và 2019, lần lượt ông Trương Bá Duyên, Phó Chủ tịch UBND huyện; ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia phát văn bản, với đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho tồn tại công trình thách thức pháp luật này.
 
Theo nội dung giải trình của huyện Tĩnh Gia, mặc dù địa phương đã vào cuộc quyết liệt, xử lý vi phạm của bà Lê Thị Hòa theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên, đây lại là công trình tín ngưỡng, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân của thôn nên rất phức tạp trong quá trình xử lý.
 
Nếu chính quyền thực hiện cưỡng chế rất có thể sẽ xảy ra điểm nóng về tín ngưỡng, tôn giáo gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu lợi dụng để tuyên truyền không đúng về chính sách tự do tôn giáo… Công trình trái phép nhưng không ảnh hưởng đến việc khai thác mỏ đất của doanh nghiệp, vì vậy, huyện Tĩnh Gia đề nghị cho công trình được phép tồn tại nguyên trạng theo đơn đề nghị của bà Lê Thị Hòa, nội dung như sau:
 
“… Năm 2006, tôi mua đất rừng của ông Toại – người xã Hải Bình với diện tích 01ha, tại thửa 150 khu vực núi Chuột Chù. Trong quá trình sử dụng, tôi phát hiện trên phần đất rừng đã mua có kiến trúc khu đền cũ bị hư hỏng nhưng vẫn còn nền móng, tường gạch bao quanh, bậc thềm, bát hương… Năm 2013, trong quá trình sản xuất, con trai đầu của tôi khi đó học lớp 6 bị ứng linh, được bề trên ứng vào linh báo phải tôn tạo, sửa chữa để hương khói, thờ cúng thì gia đình mới yên ổn… Gia đình tôi đã góp tiền của, công sức xây dựng ngôi đền với diện tích 75m2, xung quanh bao tôn, mái lợp để thờ cúng… Đến nay, gia đình được biết khu đền có trong quy hoạch của tỉnh phê duyệt cho doanh nghiệp thực hiện dự án khai thác mỏ đất. Tôi xét thấy có 75m2 không ảnh hưởng đến thực hiện dự án nên đề nghị được cho tồn tại khu đền…”
 
Tuy nhiên, theo Ban QLKKT Nghi Sơn và các KCN thì khu đền thờ trái phép lại nằm án ngữ ngay đường công vụ của dự án khai thác mỏ đất, gây cản trở phương tiện máy móc, làm chậm tiến độ nhiều dự án san lấp mặt bằng trong KKT Nghi Sơn. Nếu không xử lý dứt điểm sẽ để lại hệ lụy rất khó lường về sau?
 
Được biết, ngày 21/2/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành Văn bản số 1951-UBND gửi cho các sở ban ngành và UBND huyện Tĩnh Gia, với yêu cầu xử lý vi phạm đối với gia đình bà Lê Thị Hòa theo đúng quy định của pháp luật.
 
Chủ nhân của nhiều công trình mọc trên đất rừng phòng hộ
 
Bà Lê Thị Hòa không chỉ nổi tiếng với việc xây dựng đền thờ trái phép để sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật trên núi Chuột Chù. Gần 10 năm nay, bà Hòa còn được mệnh danh là “siêu sao” trong việc chiếm đất rừng phòng hộ, dọc Quốc lộ 513 để xây dựng nhiều công trình nhà kiên cố trái phép mà không gặp trở ngại nào từ phía chính quyền địa phương.
tinh-gia.jpg
Từ 2014, bà Lê Thị Hòa còn là chủ nhân của nhiều công trình nhà kiên cố, diện tích hàng trăm mét vuông xây trái phép trên đất rừng phòng hộ, dọc QL 513 địa phận thôn Nam Yến, xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia
Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường ngày 15/9/2015 có bài: “Xây dựng nhà trái phép trên đất rừng phòng hộ trong KKT Nghi Sơn” (https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-nha-trai-phep-tren-dat-rung-phong-ho-khu-kinh-te-nghi-son-270097.html). 
 
Theo bài báo, từ năm 2014, bà Lê Thì Hòa cùng một số người thân trong gia đình thực hiện chiếm đất rừng phòng hộ, xây dựng nhiều căn nhà kiên cố.
 
Riêng hộ bà Lê Thị Hòa có 03 công trình vi phạm tại thôn Nam Yến, xã Hải Yến (khu vực giáp gianh xã Hải Thượng) gồm: Công trình 1: Xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp, có Biên bản kiểm tra ngày 2/2/2014 kích thước công trình vi phạm rộng 4,5 mét, dài 6 mét. Công trình 2: tháng 12/2014, bà Hòa xây dựng móng nhà không có giấy phép xây dựng trên đất lâm nghiệp có chiều rộng 17 mét, dài 23,3 mét, cao 2 mét. Công trình 3: Tháng 6/2015, bà Hòa xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp có hình chữ L, 2 tầng với tổng diện tích 154,5 m2.
 
Được biết, UBND huyện Tĩnh Gia đã lập hồ sơ, lên kế hoạch để cưỡng chế, tháo dỡ những công trình vi phạm của bà Lê Thị Hòa và người thân trong gia đình, nhưng từ năm 2014 đến nay, không hiểu vì sao UBND huyện Tĩnh Gia vẫn chưa thực hiện?
 
Một phụ nữ chân yếu tay mềm như bà Lê Thị Hòa nếu không được thế lực “bảo kê” và “chống lưng”, liệu có thể ngang nhiên lộng hành và coi thường pháp luật trong thời gian dài  như vậy hay không? Câu trả lời xin gửi đến UBND huyện Tĩnh Gia, các cơ quan, ban ngành tỉnh Thanh Hóa.
 
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các bài tiếp theo.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top