Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 20 tháng 6 năm 2024  

Giá sầu riêng lên xuống liên tục, do đâu?

Chủ nhật, ngày 9 tháng 6 năm 2024 | 16:13

Giá sầu riêng trong ngày có thể lên xuống liên tục từ 20.000 – 30.000đồng/ký, khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì không kịp trở tay, nhà vườn và nông dân hoang mang không biết bán cho ai.

Trong những năm gần đây, việc xuất khẩu sầu riêng đang được coi là điểm nóng cho đến thời điểm hiện tại. Cụ thể quý 1/2024 xuất khẩu sầu riêng ước đạt 254 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng vẫn nói rằng họ bị thua lỗ.

Ông Trương Việt Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Toàn Thắng (tỉnh Đồng Nai) cho biết, lợi nhuận xuất khẩu của doanh nghiệp từ đầu năm đến nay đi ngược lại với kim ngạch xuất khẩu của ngành sầu riêng, trong khi việc xuất khẩu của ngành hàng này luôn là điểm nóng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá sầu riêng thu mua lại ở các tỉnh ĐBSCL luôn duy trì ở mức cao, trong quý 1/2024 sầu riêng thái luôn giữ ở mắc 110.000 – 130.000 đồng/kg. Việc tranh mua tranh bán đang diễn ra phức tạp, một số thương lái đã đặt cọc trước khi thu hoạch với giá thị trường ngay thời điểm đó nhưng khi thu hoạch giá giảm hay lên thì khó có thể điểu chỉnh theo khung giá, dẫn đến nhà vườn cũng không biết bán cho ai khi giá không ổn định, dễ dẫn đến rối loạn thị trường. Tuy nhiên doanh nghiệp thu mua xuất khẩu lo lắng khi hơn 70% doanh nghiệp xuất khẩu đều bị thua lỗ trong thời gian qua, ông Thắng cho biết thêm.

Sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đang được phân loại tại vựa

Sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đang được phân loại tại vựa.

Ông Thắng cho biết thêm, chính việc tranh bán khi các doanh nghiệp luôn cạnh tranh nhau về giá khi đặt cọc vườn, việc đó đã làm giá sầu riêng giao động mạnh. Giá cả trong ngày có thể tăng giảm lên đến 20.000 – 30.000 đồng/kg, trong thế đó khi không đủ số lượng xuất khẩu buộc doanh nghiệp phải mua theo giá thị trường, phá vỡ hợp đồng nên thua lỗ.

Tình trạng càng tệ hơn, chất lượng sầu riêng giảm khi thu hoạch chưa đủ tuổi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thương hiệu sầu riêng Việt Nam luôn bị đánh giá thấp về mặt giá cả cũng như chất lượng so với sầu riêng Thái Lan.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hội thường xuyên nhận được  phản ánh của doanh nghiệp về việc thua lỗ, có doanh nghiệp còn nợ phí hiệp Hội do thua lỗ.

Giá lên xuống thất thường,  nhà vườn hoang mang không biết bán cho ai

Giá lên xuống thất thường,  nhà vườn hoang mang không biết bán cho ai.

Doanh nghiệp Việt Nam hay có tình trạng tranh mua nhau, đặt cọc nhà vườn trước từ 2-3 tháng nên giá biến động lớn đến ngày thu hoạch bất ngờ giá sầu riêng lúc này tăng, nhà vườn bẻ kèo bán cho thương lái khác, doanh nghiệp phải chịu thiệt vì chưa có chế tài xử lý.

Bên cạnh đó, việc đặt cọc đã tiến hành, nhưng khi vào mùa giá sầu riêng sụt giảm theo thị trường. Các doanh nghiệp và thương lái lại bỏ cọc, nhà vườn chơi vơi không biết bán cho ai, ông Nguyên chia sẻ thêm.

Về việc quản lý chất lượng sầu riêng, ông Nguyên cho rằng, nhân lực quản lý của Nhà nước hiện đang rất mỏng, nên cần xã hội hoá việc này vì ngân sách nhà nước cũng không đủ và không nên bao cấp. Có thể là hình thức quỹ phát triển sầu riêng, nguồn đóng góp từ các chủ hàng sầu riêng để thực hiện các hoạt động như: bảo vệ và quản lý vùng trồng, kiểm soát chất lượng, xây dựng thương hiệu, ông Nguyên đề xuất.

 

Võ Dương

Xem thêm

4[5] 6
Top