Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024  

Ứng dụng công nghệ số và số hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông - lâm - thủy sản

Thứ bảy, ngày 30 tháng 11 năm 2024 | 11:24

Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (SX, KD) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng cải tiến về công nghệ, ứng dụng công nghệ số trong SX, KD, góp phần nâng cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì nhãn mác nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Nhiều lợi ích nhưng không ít khó khăn

Ứng dụng công nghệ số và số hóa quy trình SX, truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm là việc cần làm và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa, thì việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong suốt quá trình SX và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là “chìa khóa” để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp (DN) bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động, đồng thời giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Quảng Ngãi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ngãi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện quản lý  2.843 cơ sở SXKD thực phẩm nông – lâm - thủy sản thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), cụ thể tính đến năm 2023 có 2.792 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, 48 cơ sở được chứng nhận quy trình SX tốt, chương tình quản lý tiên tiến; ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 15 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; thực hiện ký cam kết SX ATTP trong giai đoạn 2021 - 2023 được 5.845 cơ sở.

Về xây dựng, hình thành các chuỗi ATTP, chuỗi liên kết SX, tổ chức hỗ trợ và xác nhận chuỗi cung thực phẩm nông, thủy sản từ các nguồn kinh phí; nâng tổng số chuỗi thực phẩm được xác nhận lên 58 chuỗi.

Đối với chuỗi liên kết SX, từ các nguồn vốn khác nhau (kinh phí không tự chủ được giao để thực hiện các Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, kinh phí từ các nguồn của Chương trình MTQG), đã hỗ trợ, xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết SX nông nghiệp 25 chuỗi.

Ứng dụng KHCN trong quy trình SX và chuyển đổi số trong TXNG đối với các cơ sở SXKD trong thời gian qua được các cấp, các ngành, các cơ sở đặc biệt quan tâm và chú trọng, đến nay, toàn tỉnh khoảng 100 cơ sở SX, chế biến, KD thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản tiếp cận thương mại điện tử (TMĐT) và sử dụng hệ thống TXNG sản phẩm với 200 sản phẩm nông sản thực phẩm. Qua đó, người SX, KD, người tiêu dùng hiểu rõ hơn về vai trò của việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động SX, KD, nổi bậc ứng dụng công nghệ số TXNG sản phẩm; bước đầu góp phần thúc đẩy hoạt động TXNG sản phẩm hàng hóa lan tỏa rộng hơn đến các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh, từng bước thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm nông sản ở địa phương ngày càng rộng lớn.

Hiện nay, giao dịch TMĐT dần trở thành phương thức KD phổ biến được nhiều DN, người dân biết đến, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, việc thực hiện TXNG trong giao dịch TMĐT được các cơ sở SXKD, người tiêu dùng quan tâm.

Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (nay là Chi cục Phát triển nông thôn, Quản lý chất lượng và Thị trường nông sản tỉnh Quảng Ngãi) đã chủ động, tích cực tham mưu triển khai thực hiện các nội dung về chuyển đổi số của tỉnh và của ngành nông nghiệp. Bên cạnh việc từng bước hiện đại nền hành chính, số hóa dữ liệu các cơ sở SXKD nông - lâm - thủy sản, Chi cục chú trọng hỗ trợ DN xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, liên kết SX và tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, quy trình SX nông nghiệp VietGAP,... và ứng dụng công nghệ số trong quy trình SX và TXNG theo chuỗi cung ứng nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ số, số hóa quy trình SX an toàn, TXNG theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp đã được các cơ sở SXKD quan tâm, đầu tư thực hiện và đã đem lại nhiều lợi ích không những đối với cơ sở SXKD, đối với cơ quan quản ý nhà nước mà còn rất hữu ích đối với người tiêu dùng; thuận lợi trong quản lý rủi ro liên quan, bao gồm cả vấn đề về an ninh và sự tuân thủ các quy định pháp luật; đảm bảo rằng người tiêu dùng nhanh chóng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng thông minh.

Người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin về nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng và tác dụng của sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm.

Người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin về nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng và tác dụng của sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm.

Người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin về nguồn gốc, thành phần, cách sử dụng và tác dụng của sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm. Sự minh bạch đối với sản phẩm nông sản giúp người tiêu dùng yên tâm sử dụng, đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

Mặc khác, giúp nhà SX nâng cao niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm. Giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong công tác chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tạo nên một môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn và minh bạch, trong đó, ứng dụng công nghệ QR được coi là giải pháp hiệu quả phố biến nhất hiện nay.

Trong trường hợp xảy ra vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc an toàn của sản phẩm, hàng hóa, ứng dụng công nghệ số TXNG cho phép xác định nhanh chóng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân SXKD kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn sự cố lặp lại trong tương lai.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ số, số hóa quy trình SX an toàn, TXNG theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp tại địa phương vẫn còn một số khó khăn, như: Đa số cơ sở có quy mô SX nhỏ lẻ, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho công nghệ thông tin vào trong hoạt động SX, KD; các giải pháp TXNG yêu cầu chi phí đầu tư lớn (chíp NFC, công nghệ blockchain) nên không phải DN nào cũng có khả năng tiếp cận…

Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, số hóa quy trình SX

UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 1389/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa (hỗ trợ DN áp dụng các giải pháp công nghệ số như công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain) để TXNG xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

Lực lượng chức năng Quảng Ngãi kiểm tra, giám sát cơ sở SX, KD việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP.

Lực lượng chức năng Quảng Ngãi kiểm tra, giám sát cơ sở SX, KD việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSTP.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, cần xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về TXNG; thống nhất, chuẩn hóa hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để TXNG; thống nhất về các thông tin TXNG sản phẩm.

Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tập huấn về nội dung ứng dụng công nghệ số, số hóa quy trình SX an toàn, TXNG theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ kịp thời trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng nói chung và hỗ trợ áp dụng các giải pháp công nghệ số nhằm TXNG sản phẩm hàng hóa nói riêng, tiếp tục hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đặc trưng của tỉnh. Trao đổi và kiểm soát chặt chẽ nội dung TXNG đối với các sản phẩm khi lập hồ sơ tham gia chương trình OCOP.

Ứng dụng công nghệ số, số hóa quy trình SX an toàn, TXNG theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp là nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi sự cố gắng của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có các sở, ban, ngành liên quan trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và sự đồng hành của các cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong TXNG sản phẩm là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay, là cơ sở quan trọng cho các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương vươn xa.

 

Hải Yến

Xem thêm

4 5[6]
Top