Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  

Thanh Hóa phấn đấu đạt hơn 790 nghìn tấn lương thực vụ xuân 2025

Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2024 | 19:42

Theo phương án vụ xuân 2025, toàn tỉnh Thanh Hóa gieo trồng 189 nghìn ha, sản lượng lương thực phấn đấu đạt 793,8 nghìn tấn. Trước mục tiêu trên, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện.

Toàn cảnh hội nghị triển khai phương án sản xuất vụ xuân 2025.

Ngày 2/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai phương án sản xuất vụ xuân 2025; công tác chăn nuôi và thú y trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Theo đó, phương án vụ xuân 2025, toàn tỉnh gieo trồng 189 nghìn ha, sản lượng lương thực phấn đấu đạt 793,8 nghìn tấn. Trong đó, diện tích lúa 112 nghìn ha, năng suất 65 tạ/ha trở lên, sản lượng 728 nghìn tấn trở lên; diện tích ngô 14 nghìn ha, năng suất 47 tạ/ha, sản lượng 65,8 nghìn tấn; lạc 6 nghìn ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 13,2 nghìn tấn; rau các loại 15 nghìn ha và cây trồng khác 42 nghìn ha.

Tại hội nghị, các đại biểu tham gia cũng đã tập trung thảo luận về nững thuận lợi, khó khăn, giải pháp để thực hiện tốt phương án sản xuất vụ xuân 2025 và công tác chăn nuôi và thú y trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt, để hoàn thành được mục tiêu theo phương án, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã đề ra các giải pháp như: tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước trong điều hành sản xuất gắn với làm tốt công tác thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn công nghệ cao; đổi mới tư duy phát triển trồng trọt... Cùng với đó các các giải pháp kỹ thuật, cơ cấu thời vụ và giống cây trồng phù hợp trong sản xuất vụ xuân.

Nhiều giống lúa chất lượng được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa vào sản xuất tập trung, quy mô.

Lĩnh vực chăn nuôi, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi thông qua việc du nhập, tuyển chọn, lai tạo các giống cho năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất chăn nuôi. Từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, hình thành cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo vùng nguyên liệu sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản phẩm gia cầm, lợn nói riêng cung cấp cho các nhà máy giết mổ, chế biến xuất khẩu. Qua đó, kiểm soát tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. phấn đấu sản lượng từ chăn nuôi cung cấp cho thị trường trong tỉnh chiếm 70%, xuất bán ra các tỉnh ngoài chiếm 30%.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa nhấn mạnh, trong vụ xuân 2025, dự báo không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12/2024 - 1/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại kèm theo hiện tượng sương muối; năm 2025 nhuận hai tháng 6 Âm lịch. Vì vậy, các địa phương phải triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp, nhất là giải pháp về cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống. Trên cơ sở điều kiện thực tế, các địa phương cần xây dựng phương án sản xuất, giao chỉ tiêu cụ thể đến các xã, thị trấn, và các giải pháp thực hiện cụ thể. Cùng với đó, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩmn và ứng dụng công nghệ cao.

Đối với chăn nuôi, ông Hiệp nhận định, các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nguy cơ các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, dại, lở mồm long móng... xâm nhập, bùng phát trên trên vật nuôi là rất cao. Vì vậy, nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, ổn định phát triển chăn nuôi và đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025. Các địa phương cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, lây lan, bùng phát trên gia súc, gia cầm, thủy sản.

Vụ xuân 2023 - 2024, Thanh Hóa gieo cấy hơn 114,2 nghìn ha lúa, đạt 101,6% kế hoạch, tăng 570 ha so với cùng kỳ. Qua đánh giá của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, năng suất lúa toàn tỉnh trong vụ xuân đạt trung bình từ 67,5 đến 68 tạ/1 ha, tăng hơn cùng kỳ từ 0,5 -1 tạ/1 ha.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 772,4 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 387,8 ha, cây lâu năm 310 ha và trồng lúa kết hợp thủy sản 76,4 ha. Hiệu quả kinh tế cao hơn từ 1,5 lần so với sản xuất lúa truyền thống.

 

 

Lê Thức

Xem thêm

4[5] 6
Top