Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024  

Nam Trà My: Thúc đẩy du lịch phát triển bền vững

Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2024 | 16:41

Hội thảo các giải pháp thu hút đầu tư, khai thác, phát triển bền vững du lịch Nam Trà My gắn với Sâm Ngọc Linh, nhằm tạo cơ sở cụ thể hơn trong việc xây dựng, triển khai các giải pháp phát triển các loại hình du lịch tại địa phương trong thời gian đến, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đánh thức tiềm năng du lịch của địa phương…

Chiều nay (18/12), UBND huyện Nam Trà My phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo các giải pháp thu hút đầu tư, khai thác, phát triển bền vững du lịch trên địa bàn huyện Nam Trà My. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tham dự Hội thảo.

Đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, báo chí và những người am hiểu về du lịch, về văn hoá của địa phương tham dự Hội thảo

Đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, báo chí và những người am hiểu về du lịch, về văn hoá của địa phương tham dự Hội thảo

Đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, báo chí và những người am hiểu về du lịch, về văn hoá của địa phương tham dự Hội thảo.

Trưởng phòng Văn hóa – thông tin huyện Nam Trà My Phạm Thị Mỹ Hạnh cho biết, Hội thảo với một mục tiêu chung là tìm kiếm giải pháp thu hút đầu tư, khai thác và phát triển bền vững du lịch Nam Trà My, đặc biệt là việc gắn kết với bảo vệ và phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương - Sâm Ngọc Linh.

Có thể nói, Nam Trà My không chỉ là một địa phương giàu tiềm năng du lịch mà còn là vùng đất nổi tiếng với loại sâm quý giá, sâm Ngọc Linh. Đây là tài nguyên quý báu có giá trị lớn về mặt kinh tế, y học, văn hóa, và việc khai thác bền vững là điều cần thiết.

Đoàn Famtrip Nam Trà My khảo sát vùng sâm của Công ty Sâm Sâm

Đoàn Famtrip Nam Trà My khảo sát vùng sâm của Công ty Sâm Sâm

Tiềm năng du lịch nông nghiệp

Nằm dưới chân núi Ngọc Linh, cách TP. Tam Kỳ 100km về phía Tây Nam, huyện Nam Trà My có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của đa dạng thực vật và sinh vật quý hiếm, địa hình phức tạp, đồi núi cao, nhiều thung lũng bị chia cắt bởi nhiều sông suối, ghềnh thác chằng chịt, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hoang sơ như thác 5 Tầng, suối Đôi, suối nước mưa, suối nước nóng, hệ thống sông Tranh thơ mộng. Hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng và phong phú về hệ động thực vật rừng bao gồm Khu dự trữ Nước Là, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, hệ sinh thái rừng Ngọc Linh. Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã với hơn 34 ngàn dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Cadong, Xê đăng, Mơ nông, Cor, và Kinh.

Trên tuyến QL 40B, đường lên trung tâm huyện Nam Trà My, du khách có thể check-in tại Điểm dừng chân Cầu treo đôi Trà Dơn – Trà Mai (thôn 3, xã Trà Mai)

Trên tuyến QL 40B, đường lên trung tâm huyện Nam Trà My, du khách có thể check-in tại điểm dừng chân Cầu treo đôi Trà Dơn – Trà Mai (thôn 3, xã Trà Mai)

Bên cạnh yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, từ lâu đời, trên vùng đất này đã có nhiều tộc người cùng cộng cư sinh sống. Sự cố kết cộng đồng trong đấu tranh, sinh hoạt, lễ hội, tín ngưỡng đã tạo nên những giá trị văn hóa vừa phong phú, đa dạng, vừa đặc sắc, độc đáo và mang đậm dấu ấn của vùng đất, con người xứ sở sâm Ngọc Linh. Các hoạt động lễ hội sâm, phiên chợ sâm, lễ hội mừng lúa mới, cúng máng nước, cúng thần núi, lễ hội cồng chiêng,… của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã hình thành vùng đất có nền văn hóa đa sắc tộc. Đây được coi là một trong những tiềm năng lớn về phát triển du lịch, thu hút du khách đến nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu về truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.

Cũng trên tuyến hành trình lên trung tâm huyện Nam Trà My, du khách có thể Khảo sát rừng nguyên sinh và check-in tại Thác 5 Tầng

Cũng trên tuyến hành trình lên trung tâm huyện Nam Trà My, du khách có thể Khảo sát rừng nguyên sinh và check-in tại thác 5 Tầng

Xác định phát triển du lịch gắn với sâm Ngọc Linh là động lực quan trọng để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong những năm gần đây, huyện Nam Trà My đã có nhiều chủ trương, biện pháp để khai thác, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch vùng sâm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã dần hình thành các điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hoá và sinh thái. Với du lịch về nguồn khám phá lịch sử - văn hóa, điểm nhấn lớn nhất là Căn cứ quốc gia Liên khu ủy và Ban quân sự khu V, Di tích Ban cán sự miền Tây. Với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du khách có thể ghé thăm thác 5 Tầng, suối Đôi, Làng văn hóa Tak Chươm, suối nước nóng, làng văn hóa Cheng Tong, vườn sâm Tak Ngo,…

Khảo sát rừng nguyên sinh, Khu di tích Nước Là (Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia, là căn cứ Liên Khu ủy và Ban quân sự Khu V) ở thôn 2, xã Trà Mai

Khảo sát rừng nguyên sinh, Khu di tích Nước Là (Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia, là căn cứ Liên Khu ủy và Ban quân sự Khu V) ở thôn 2, xã Trà Mai

Đoàn Famtrip Nam Trà My giao lưu với Đoàn Cồng chiêng của Làng văn hoá cộng đồng Cheng Tong (thôn 1, xã Trà Cang)

Đoàn Famtrip Nam Trà My giao lưu với Đoàn Cồng chiêng của Làng văn hoá cộng đồng Cheng Tong (thôn 1, xã Trà Cang)

Tuy nhiên, muốn khai thác, phát triển du lịch theo hướng bền vững thì đòi hỏi các địa phương phải tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp với từng địa phương một cách có định hướng, có quy hoạch và chọn lọc để tăng tính hấp dẫn với du khách. Huyện và các địa phương cần xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển du lịch hiệu quả hơn; cần có chính sách, cơ chế mang tính đặc thù riêng để thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch độc đáo này.

Du khách săn mây, ngắm bình minh trên đỉnh núi của làng Tak Pổ ((thôn 1, xã Trà Tập)

Du khách săn mây, ngắm bình minh trên đỉnh núi của làng Tak Pổ ((thôn 1, xã Trà Tập)

Giải pháp phát triển bền vững du lịch

Ông Phạm Thanh Tùng, Viện trưởng Viện kinh tế Du lịch nông nghiệp chia sẻ về nâng cao giá trị thương hiệu Sâm ngọc linh bằng du lịch nông nghiệp.

Tham quan Trung tâm giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ Sâm Ngọc Linh

Tham quan Trung tâm giới thiệu, tổ chức hội chợ, phiên chợ sâm Ngọc Linh

Theo ông Phạm Thanh Tùng, để thương hiệu sâm Ngọc Linh có vị thế cao hơn trên thị trường thì phải kết hợp du lịch nông nghiệp, trải nghiệm tại điểm trồng sâm để du khách hiểu được giá trị sản phẩm.

Phải thiêt kế tour du lịch nông nghiệp trải nghiệm tại điểm trồng sâm, gắn với văn hóa bản địa; tạo ra mô hình quản trị, điều hành tour du lịch nông nghiệp tại địa phương (khuyến khích mô hình hợp tác xã). Tổ chức các tour du lịch nông nghiệp cho các công ty lữ hành ở Quảng Nam và toàn quốc. Có sự tham gia của chính quyền địa phương trong quảng bá, xúc tiến kết nối về du lịch bằng những chính sách cụ thể…

Du khách tham quan làng Du lịch cộng đồng Tak Chươm (thôn 2, xã Trà Mai)

Du khách tham quan làng Du lịch cộng đồng Tak Chươm (thôn 2, xã Trà Mai)

Chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Kim Nguyên, Viện Phát triển công nghệ xanh cho rằng: Nam Trà My có nhiều tiềm năng, nhiều địa điểm để phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại các điểm du lịch chưa có biển báo, hạ tầng còn có những điểm chưa an toàn cho du khách, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên). Làm sao nâng cao năng lực cho cộng đồng, cho bà con, để cùng nhau gìn giữ, bảo tồn, chia sẻ văn hóa, chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng…

Tại Hội thảo, đã có nhiều ý kiến đóng góp về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, việc bảo vệ rừng, phát triển bền vững tài nguyên rừng, phát triển các loại hình du lịch tại địa phương trong thời gian đến, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

Hải Yến

Xem thêm

1 2[3]Trang cuối
Top