Làng hoa Thới Nhứt hay còn được gọi là Làng hoa Phó Thọ - Bà (phường Long Tuyền giáp ranh với phường Long Hoà, quận Bình Thủy). Làng hoa nổi tiếng ở TP Cần Thơ có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm, bắt nguồn từ ông Tám Hoài (quê ở Đồng Tháp). Năm 1940, ông qua Cần Thơ lập nghiệp mang theo một số hạt giống trồng thử nghiệm rồi dần dần phổ biến cho bà con, nối tiếp ông Tám có ông Năm Bông, Sáu Dơi, Tư Mẹo, Tư Lô…
Đây là nơi cung ứng hoa kiểng cho nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước hiện số lượng trồng hoa dịp Tết tại làng hoa 100 tuổi này khoảng 500 hộ nhưng diện tích trồng bị giảm sụt đáng kể do đất bị thu hồi để quy hoạch và một số nguyên nhân khách quan khác.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, người dân trồng hoa ở Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, cho biết trước kia ở đây trồng nhiều lắm nhưng mấy năm gần đây đất quy hoạch hết nên chỉ còn lại đất manh, một hộ chừng vài ngàn mét vuông à, như vườn tôi hiện tại có 2.000 m2. Tôi trồng được 6 – 7 loại, trong đó có phi yến, kim cúc, cúc Hàn Quốc, cú mâm xôi, các tường với đồng tiền… trồng mỗi loại một ít.
Anh Nguyễn Thanh Sơn, chủ vườn hoa tại Làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ.
Tôi làm nghề này được hơn 20 năm rồi, lúc trước ở đây gần Tết vui lắm mà bây giờ trồng ít với trồng không có hiệu quả như trước nữa, giống mới rồi thời tiết cực đoan, sâu bệnh đủ thú hết đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc dữ lắm, làm sơ sẩy là không có ăn luôn chứ không có dễ đâu, ông Sơn tiếp lời.
Dự kiến, giá hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không tăng so với năm trước. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất năm nay tăng cao, trong khi kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu nên người trồng hoa đã giảm số lượng gieo trồng. Đồng thời, mong muốn được ngành chức năng kết nối, hỗ trợ để có đầu ra thuận lợi hơn cho hoa kiểng dịp Tết Nguyên đán này.
Tính đến thời điểm này, người dân trồng hoa đã chuẩn bị đăng ký lô sạp ở chợ hoa để bán Tết, cũng có thương lái đến tận vườn để thu mua giá bán cho thương lái trên lệch khoản 15.000 – 20.000 đồng, tuỳ theo kích cỡ chậu và giống hoa.
Nhưng thời tiết hiện tại, nông dân trồng hoa đang lo lắng, không biết hoa có kịp nở vào dịp Tết này không hay phải chặt bỏ rồi lỗ vốn như vừa rồi. Để có được những chậu hoa đẹp mang ra chợ, người trồng đã phải tốn bao nhiêu mồ hôi công sức và trải qua quá trình lao động nghiêm túc.
Mỗi loài hoa đều có tính đặc thù riêng, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc khách nhau người trồng phải biết cách nắm bắt được diễn biến của thời tiết để chăm sóc hoa cho phù hợp, sớm quá cũng không được mà muộn quá cũng không được.
Trao đổi với bà Nguyễn Thanh Nga, nông dân trồng hoa tại Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ với gần 30 năm kinh nghiệm, gia đình tôi còn có 500 m2, đợt tháng 5 âm lịch vừa rồi tôi trồng cúc mâm xôi, cũng lớn tốt lắm nhưng mà không nở hoa phải chặt bỏ hết trơn, giờ còn sót mấy chậu kìa.
Anh Võ Văn Vui, đang chăm sóc các chậu hoa cát tường, hi vọng sẽ kịp nở hoa vào dịp Tết Nguyên đán.
Tết này đang lo hoa kịp hay không nữa, sắp ra hoa thì đâu có tưới phân thuốc gì được lúc đó mà tưới quá là nó hư hết trơn luôn chứ đâu phải muốn tưới là tưới được đâu, trồng thì trồng mà cũng phập phòng lắm chứ làm mấy chục năm rồi giờ không làm thì đâu có biết làm gì, mà không làm thì buồn lắm. Tết bán thấy ham, mặc dù giá thấp bán đại cho hết rồi về đón Tết, nhưng có hoa đem ra chợ là vui rồi một năm có một lần không làm buồn lắm, bà Nga bày tỏ.
Hàng năm, cứ vào độ cận Tết các vườn hoa khoe sắc rực rỡ lại trở thành điểm tham quan thu hút du khách bốn phương đổ về tham quan, chụp ảnh và thưởng hoa. Những ghe thuyền chở đầy hoa dập dìu trên mặt nước để vận chuyển hoa mùa Tết đã trở thành một nét đặc sắc của TP. Cần Thơ, tạo nên bức tranh mùa xuân tươi đẹp.