Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 1 năm 2025  

“Giải mã” mô hình bán lẻ tăng trưởng có lợi nhuận của Masan

Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2024 | 11:13

Dù ngành bán lẻ được đánh giá đầy tiềm năng, song hầu hết nhận định cho rằng đây là "miếng bánh không dành cho tất cả mọi người". Thị trường sẽ chứng kiến sự bứt phá của những tập đoàn quy mô lớn, có chiến lược bài bản và sở hữu những công nghệ hàng đầu.

Khách hàng mua sắm rau củ tại siêu thị WinMart.

“Trái ngọt” từ mảng bán lẻ

Theo báo cáo kết quả kinh doanh Quý 3/2024 của Masan, chuỗi bán lẻ WinMart / WinMart+ / WiN của tập đoàn này ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 8.600 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, chuỗi bán lẻ hiện đại này đạt doanh thu khoảng 24.404 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Lần đầu tiên kể từ sau COVID-19, Quý 3/2024 là quý đầu tiên WinCommerce (công ty vận hành chuỗi WinMart / WinMart+ / WiN) đạt lãi ròng sau thuế. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.

Nhìn lại 4 năm trước, khi Masan mua lại WinCommerce, EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) WinCommerce là -7%. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, EBITDA của WinCommerce đã đạt đến điểm hòa vốn và năm nay là +4%. Như vậy từ EBITDA đã thay đổi 11% chỉ trong vòng 4 năm.

Các công nhân tại WinEco đang tất bật thu hoạch những luống rau mầm xanh ươm sau quá trình vun trồng với quy trình nghiêm ngặt “3 kiểm soát - 4 không” từ nông trường công nghệ cao.

Tại một sự kiện vào đầu năm nay, lãnh đạo WinCommerce cho biết đã hoàn tất giai đoạn tìm kiếm mô hình bán lẻ có lợi nhuận. “Chúng tôi đã sẵn sàng bước sang 1 chương mới – kỷ nguyên của tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận” – đại diện WinCommerce cho biết. Không chỉ bước đầu hiện thực hóa mục tiêu này với Quý 3 có lãi ròng 20 tỷ đồng, WinCommerce (WCM) còn đang đẩy mạnh mở rộng quy mô hệ thống. Tính đến tháng 9/2024, WCM vận hành 3.733 điểm bán, mở ròng thêm 60 cửa hàng mới kể từ quý 2/2024. Đến cuối năm 2024, nhà bán lẻ này dự kiến sẽ đạt tổng cộng khoảng 4.000 điểm bán trên toàn quốc.

“Công cuộc” hiện đại hóa hạ tầng bán lẻ

Các bạn trẻ hào hứng check-in cùng tương ớt Chin-Su tại Osaka, Nhật Bản.

Chiếm 75% doanh thu của toàn chuỗi, mô hình siêu thị mini của nhà bán lẻ này là động lực chủ chốt thúc đẩy kết quả kinh doanh của toàn hệ thống. Cụ thể, mô hình cửa hàng WiN hướng đến người tiêu dùng ở khu vực thành thị, cửa hàng WinMart+ Rural hướng đến khách hàng ở khu vực nông thôn.  Trong đó, các mô hình cửa hàng mới như WiN (khu vực thành thị) và WinMart+ Rural (khu vực nông thôn), đạt mức tăng trưởng Quý 3/2024 so với cùng kỳ lần lượt là 12,5% và 11,5%. Mô hình cửa hàng truyền thống cũng tăng 8%.

Đây cũng là mô hình giúp WinCommerce “len lỏi” vào các khu vực nông thôn, có mặt tại 62/63 tỉnh thành cả nước. Theo ước tính của WinCommerce, khu vực nông thôn với 65 triệu dân với quy mô thị trường bán lẻ khoảng 50 tỷ đô. Ban lãnh đạo Masan cho biết siêu thị mini là mô hình kinh doanh nhu yếu phẩm phù hợp nhất đối với đặc thù thị trường Việt Nam. Số lượng xe máy cá nhân nhiều tại Việt Nam và thói quen đi chợ hàng ngày mua sắm sản phẩm tươi sống của người dân là lý do WinCommerce đẩy mạnh các mô hình bán lẻ này.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart.

“Bởi những mô hình siêu thị hay đại siêu thị thì người Việt chưa có đủ ô tô để đi đến chở hàng về nhà. Đối với mô hình cửa hàng tiện lợi lại chưa đủ những sản phẩm tươi để người tiêu dùng ghé thăm hàng ngày. Do đó, mô hình mini mart có cả sản phẩm tươi và mặt hàng FMCG là rất quan trọng, mang tới sự tiện lợi đến người tiêu dùng có thói quen mua sắm hàng ngày”, đại diện Masan cho biết.

Theo số liệu từ Euromonitor về mức độ thâm nhập của bán lẻ hiện đại (Mordern trade hay MT) tại Việt Nam còn tương đối thấp và hiện đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển với tỷ trọng khiêm tốn là gần 12% thị phần bán lẻ. Nếu so sánh với “xứ sở vạn đảo” Indonesia, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn năm 2010 của quốc gia này khi mức độ thâm nhập của MT là gần 12%. Tuy nhiên, nhờ những “ông lớn” của bán lẻ Indonesia là Indomaret và Alfamart tăng tốc mở rộng chuỗi cửa hàng giúp tăng tốc hiện đại hóa bán lẻ thị trường MT của Indonesia. Theo đó, thị trường MT tại “xứ sở vạn đảo” đã đạt mức tăng trưởng 18% mỗi năm trong vòng 5 năm.

Tại Việt Nam, mặc dù MT và E-commerce (Thương mại điện tử) đạt tăng trưởng mạnh mẽ, các giao dịch mua sắm tiêu dùng hàng ngày dự kiến vẫn sẽ phần lớn diễn ra ở kênh bán lẻ truyền thống (General trade hay GT) với tỷ trọng gần 75 đến 80% thị phần bán lẻ trong tương lai 5 năm tới. Báo cáo của Euromonitor chỉ ra rằng nếu thị trường MT của Việt Nam phát triển như Indonesia thì quy mô thị trường được dự báo sẽ tăng hơn gấp ba lần trong thập kỷ tới, đạt quy mô thị trường gần 20 tỷ USD.

Quầy thịt MEATDeli phong phú tại siêu thị WinMart.

Vậy doanh nghiệp nào có khả năng tài chính, nền tảng bán lẻ và năng lực vận hành để xây dựng mô hình bán lẻ kiểu mới sẽ nắm giữ cơ hội để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam như Reliance Retail đã làm ở Ấn Độ và Indomaret, Alfamart đã hiện đại hóa bán lẻ Indonesia.

Ở thị trường Việt, sở hữu hệ thống logistics nội bộ ứng dụng công nghệ Supra, kết hợp cùng khả năng xây dựng thương hiệu mạnh, sản xuất và kênh phân phối rộng khắp của Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan), chuỗi bán lẻ (WinCommerce) là “mắt xích” trọng yếu giúp Masan hiện thực hóa “công cuộc” số hóa hạ tầng bán lẻ.  

Hướng về cuối năm 2024, WinCommerce đặt mục tiêu đạt lợi nhuận sau thuế dương, đẩy mạnh tăng trưởng LFL đồng thời tăng tốc độ mở cửa hàng để đạt ~100 cửa hàng mở mới mỗi quý. WCM sẽ tiếp tục củng cố vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart+ Rural đã chứng minh thành công. Đồng thời, tối ưu hóa chương trình Hội viên WIN để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và các thương hiệu đối tác của Masan.

 

P.V

Xem thêm

[4] 5 6Trang cuối
Top