Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2025  

Đồng bào Mông vùng biên giới Mường Lát thay đổi tư duy về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Thứ năm, ngày 2 tháng 1 năm 2025 | 10:5

Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của đội ngũ làm công tác dân vận, đến nay tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của đồng bào Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hoá) đã thay đổi nhận thức sâu sắc.

Tảo hôn làm nghèo cuộc sống

Về Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát là bản vùng sâu, vùng xa xung quanh bao bọc là núi và sông, cuộc sống người dân cực kỳ khó khăn, nhiều gia đình còn cái đói đeo bám.

Tuy nhiên, người Mông nơi đây đã có sự thay đổi lớn về hủ tục, nhận thức, trẻ em từ lớp mầm đến cấp 1 được đến trường đầy đủ, cơ sở hạ tầng đường xá đang được đầu tư xây dựng…….

Em Hờ Thị Dua, 20 tuổi, bản Tà Cóm cho biết, bản thân kết hôn lúc 15 tuổi, hiện đã có 3 con (cháu lớn 5 tuổi, cháu nhỏ nhất 1 tuổi) không giống như nhiều gia đình khác là bắt con lấy chồng sớm. Do hoàn cảnh gia đình em nghèo, bố mất sớm, không được đi học lấy con chữ, thấy bạn bè cùng trang lứa ở bản lấy chồng nên em quyết định lấy chồng sớm.

Tuổi 20 là lứa tuổi đẹp nhất, vô tư nhất của các cô gái thiếu nữ, nhưng bản thân Dua đã có 3 người con, mang nét mặt trầm tư của phụ nữ trải qua nhiều sóng gió với cuộc sống gia đình.

Tuổi 20 là lứa tuổi đẹp nhất, vô tư nhất của các cô gái thiếu nữ, nhưng bản thân Dua đã có 3 người con, mang nét mặt trầm tư của phụ nữ trải qua nhiều sóng gió với cuộc sống gia đình.

“Cuộc sống của cặp vợ chồng “trẻ con” cực kỳ khổ, do chưa có việc làm, sống phụ thuộc gia đình, bố mẹ đã nghèo lại kéo nuôi thêm cháu lại nghèo hơn; không có kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ... ngoài ra, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm con chậm phát triển”, em Dua chia sẻ.

Không có tiền mua thức ăn, các con của Dua phải dùng nước trắng chan vào cơm để ăn.

Không có tiền mua thức ăn, các con của Dua phải dùng nước trắng chan vào cơm để ăn.

Theo Dua, em đã nhận thức được lấy chồng sớm sẽ vất vả, kéo theo con cực khổ không được giống như bạn bè trang lứa. Do vậy, Dua sẽ quyết tâm chăm chỉ làm nương, rẫy dù gia đình có nghèo khó đến mấy vẫn phải để con được đi học đầy đủ, kiếm con chữ say này kiếm cái nghề nuôi sống bản thân.

Em Vàng Thị Vạc, 21 tuổi, bản Tà Cóm, cho biết, em lấy chồng năm 15 tuổi, lúc đấy chưa hiểu và nhận thức được điều gì, nên học hết lớp 5 đi làm mấy năm nương rẫy cùng bố mẹ rồi lấy chồng. Theo phong tục của bà con người Mông trong bản từ xa xưa con gái lớn lên đến 13-15 tuổi là lấy chồng. Đến nay cuộc sống gia đình khá là vất vả, chật vật trên nương mới có đủ ăn, con cái mình thua kém bạn bè các dân tộc khác trong vùng lân cận.  

Vàng Thị Vạc, 21 tuổi, nhưng nay đã hiểu được việc tảo hôn làm cho cuộc sống khốn khó hơn, khi bản thân chưa biết làm gì nuôi sống bản thân thì lại đèo bòng thêm những đứa con của mình.

Vàng Thị Vạc, 21 tuổi, nhưng nay đã hiểu được việc tảo hôn làm cho cuộc sống khốn khó hơn, khi bản thân chưa biết làm gì nuôi sống bản thân thì lại đèo bòng thêm những đứa con của mình.

Ông Lầu Minh Pó, nguyên phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát cho biết, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống, khiến cho người Mông không theo kịp các dân tộc người khác về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Luồng tư duy mới trong người Mông

Sau nhiều năm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; huy động được sự chung tay vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, các trường học và sự hưởng ứng tích cực của già làng, trưởng bản và bản thân ông Pó người có uy tín ở vùng, bằng những biện pháp đa dạng hóa tuyên truyền vận dụng thực tế, vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết được người Mông ở Mường Lát đẩy lùi xóa bỏ.

Cũng theo ông Pó, đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, đã tác động tích cực, đa số người dân nhận thức được tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ có tác động xấu tới sức khỏe, sinh sản… mà còn là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa trên địa bàn xã, huyện.

Trời rét không có đủ quần áo ấm những đứa trẻ phải ngồi cạnh ngọn lửa hồng để xua đi cái lạnh giá.

Trời rét không có đủ quần áo ấm những đứa trẻ phải ngồi cạnh ngọn lửa hồng để xua đi cái lạnh giá.

Chưa học xong lớp 8, do nhà quá nghèo không có điều kiện học tiếp, em Sùng Thị A, 15 tuổi, bản Tà Cóm chia sẻ, từ khi ngồi trên ghế nhà trường em đã được học và nhiều buổi ngoại khóa tuyên truyền về “Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” tại nhà trường đã giúp em hiểu được hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống như thế nào. Tuy phải nghỉ học sớm, nhưng em cố gắng làm nương đến khi đủ tuổi lao động sẽ đi làm công ty, kiếm tiền nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình, cuộc sống ổn định em mới lấy chồng.

: Em Sùng Thị A, 15 tuổi, ở bản nghèo Tà Cóm đã được giáo dục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để lại hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, nên bản thân sẽ không tiếp bước theo thế hệ người đi trước.

Em Sùng Thị A, 15 tuổi, ở bản nghèo Tà Cóm đã được nghe công tác dân vận tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để lại hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, nên bản thân sẽ không tiếp bước theo thế hệ người đi trước.

Ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết: Từ khi Đề án “Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số” ban hành năm 2015, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trưởng bản, già làng của địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, cũng như có chế tài xử lý vi phạm, nhất là cán bộ, đảng viên đi đầu thực hiện. Năm 2015 có 11 cặp tảo hôn, đến nay còn 03; đối với hôn nhân cận huyết thống từ 13 cặp, giảm còn 02 cặp.

Qua đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa. Nhờ đó góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôi mới ở địa phương, hiện nay trên địa bàn xã có 02 đạt bản chuẩn nông thôn mới (Bản Pá Quăn và bản Táo).

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Ban dân tộc huyện Mường Lát chia sẻ: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, già làng, trưởng bản, người con dân tộc Mông có uy tín của vùng đã làm thay đổi nhận thức, thực hiện nếp sống văn hóa mới, hòa nhập với các cộng đồng khác của đồng bào Mông.

Theo bà Huyên, đồng bào Mông còn đang tồn tại hủ tục thách cưới (bao gồm: từ 25- 30 triệu đồng và 1 con lợn 1,2 tạ), huyện đang xây dựng kế hoạch triển khai làm điểm tại xã Pù Nhi và xã Nhi Sơn để mời trưởng dòng họ, trưởng bản và bí thư chi bộ tuyên truyền triển khai.

 

Thanh Duyên

Xem thêm

1 2[3]Trang cuối
Top