Agribank sẵn sàng cung ứng nhu cầu vốn tín dụng và dịch vụ tài chính nhằm triển khai thành công Đề án phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 7/11/2024 tại Đồng Tháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL. Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Hà Thu Giang và Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo UBND 12 tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL, đại diện Sở, Ban ngành địa phương, lãnh đạo các Vụ, Cục NHNN, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội, Doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn và các TCTD. Về phía Agribank có Phó Tổng Giám đốc Phùng Thị Bình, lãnh đạo các đơn vị tại Trụ sở chính, lãnh đạo các Chi nhánh tại các tỉnh khu vực ĐBSCL.
Ngành Ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, lúa gạo là một trong những ngành nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tạo ra những bước đi vững chắc, mang tính đột phá cho ngành lúa gạo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xu thế quốc tế mới, khẳng định và giữ vững vị thế của thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án: “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Ngân hàng Nhà nước và ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất lúa chất lượng cao nói riêng. NHNN Trung ương và các chi nhánh tại địa phương đều tổ chức các Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và các Hội nghị chuyên đề về tín dụng đối với ngành nông sản chủ lực và lúa gạo vùng ĐBSCL; đồng thời có nhiều văn bản chỉ đạo các TCTD tập trung cho vay, mở rộng hạn mức tín dụng, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay... để đáp ứng vốn từ khâu sản xuất (phân bón, giống, vật tư...) đến khâu chế biến, thu mua, tiêu thụ nông sản và lúa gạo; qua đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa trong quan hệ tín dụng cho hộ dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo.
Đối với nhiệm vụ của NHNN tại Đề án “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp; thời gian triển khai từ 2025-2030”, NHNN đã khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, UBND 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và đơn vị liên quan xây dựng và có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg. Ngày 11/10/2024, NHNN đã có các văn bản gửi các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL hướng dẫn triển khai Chương trình.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo đó, Chương trình cho vay theo 02 giai đoạn (căn cứ theo 02 giai đoạn triển khai Đề án), trong đó giai đoạn thí điểm từ nay tới cuối năm 2025 do Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay và giai đoạn mở rộng từ khi kết thúc thí điểm tới năm 2030.
Về nguồn lực và nguyên tắc cho vay, TCTD thực hiện cho vay bằng nguồn vốn tự huy động của TCTD; do đó, việc cho vay được thực hiện theo cơ chế thương mại với các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của TCTD đối với khách hàng. Về thời hạn và mục đích cho vay: Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn, trung, dài hạn của tất cả các khâu (sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ) trong liên kết lúa gạo. Về lãi suất cho vay: TCTD chủ động cân đối nguồn vốn, tiết giảm chi phí để xem xét áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, với sự quyết tâm, triển khai đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương và của các TCTD, trong đó chủ lực cho vay Chương trình trong giai đoạn thí điểm là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, việc triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL sẽ đạt hiệu quả tích cực.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu chỉ đạo.
Agribank là ngân hàng chủ lực cung ứng vốn phục vụ triển khai Đề án
Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ. Tại vùng ĐBSCL, dư nợ khu vực “Tam nông” chiếm tới 82% tổng dư nợ của vùng, trong đó, dư nợ lĩnh vực lúa gạo đạt gần 33 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 47,5% dư nợ lúa gạo của toàn hệ thống Agribank.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, sau khi Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg, Agribank đã ký kết Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cam kết sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến cá nhân, hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Đề án.
Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng phát biểu tại hội nghị.
Tổng Giám đốc Agribank nhấn mạnh, Agribank rất vinh dự là ngân hàng duy nhất được lựa chọn thí điểm cho vay phục vụ Đề án trong giai đoạn 1 kéo dài đến năm 2025. Ngay sau khi NHNN ban hành văn bản hướng dẫn Chương trình cho vay, Agribank cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn nội bộ để triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tới các cá nhân, hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia Đề án. Sử dụng nguồn lực tự có của ngân hàng, Agribank sẽ hỗ trợ giảm lãi suất đối với khách hàng tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay thông thường.
Agribank đang xây dựng các sản phẩm tín dụng chuyên biệt đối với từng nhóm khách hàng cá nhân, hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp để có thể triển khai ngay khi UBND các tỉnh, thành phố, Bộ NN&PTNT công bố danh sách các vùng chuyên canh, các liên kết, chủ thể tham gia liên kết và định mức chi phí, định mức kinh tế kỹ thuật để sản xuất theo đúng tiêu chuẩn tại Đề án. Trước mắt quy mô triển khai tối thiểu 30.000 tỷ đồng và trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục bổ sung. Các sản phẩm về cho vay sẽ được tối ưu hóa về lãi suất, giảm bớt thủ tục trên cơ sở quản lý được dòng tiền trong liên kết, từ đó góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa.
Bên cạnh cung ứng vốn tín dụng, Agribank còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính khác như dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, ngoại hối, bảo hiểm... Agribank đã sẵn sàng mọi điều kiện để phục vụ nguồn vốn của Đề án, cung cấp dịch vụ quản lý nguồn chi trả cho các đơn vị tham gia dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng của Đề án.
Để việc triển khai Đề án đạt hiệu quả, nhanh chóng đi vào thực tế, tại Hội nghị, Agribank đã kiến nghị Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh, TP và các Sở, Ban, Ngành địa phương sớm công bố danh mục vùng chuyên canh, các liên kết, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tham gia liên kết để Agribank có cơ sở tiếp cận, hướng dẫn sớm thủ tục vay vốn; ưu tiên, hỗ trợ, ủng hộ Agribank là ngân hàng phục vụ nguồn vốn của Đề án, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn vay nước ngoài, cũng như ưu tiên, hỗ trợ các Chi nhánh Agribank trên địa bàn triển khai, tiếp cận nguồn vốn là các chi phí quản lý tài chính, nguồn chi trả cho các đơn vị tham gia dự án thuộc Đề án, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng, chi trả thanh toán tiền tín chỉ carbon của Đề án; hỗ trợ Agribank trong việc giới thiệu doanh nghiệp đầu mối liên kết tham gia Đề án; bổ sung các khu, vùng chuyên canh lúa theo Đề án vào danh mục vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi riêng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Phó Tổng Giám đốc Agribank Phùng Thị Bình hướng dẫn việc triển khai cấp vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng tham gia Đề án.
Tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Agribank Phùng Thị Bình cũng đã hướng dẫn việc triển khai cấp vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng tham gia Đề án. Đối với các đối tượng tham gia chuỗi liên kết trong đề án, Agribank giảm lãi suất 1-2%/năm giúp các doanh nghiệp và nông dân tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn. Agribank không giới hạn vốn cho vay trung, dài hạn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp tham gia Đề án, đồng thời mong muốn xây dựng chuỗi liên kết khép kín, từ hộ nông dân, nhà cung cấp nguyên vật liệu đến doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu. Điều này sẽ giúp các bên giảm chi phí, được hưởng chính sách ưu đãi như phí dịch vụ và các điều kiện bảo đảm tiền vay.
Lãnh đạo UBND các tỉnh, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đã trao đổi kiến nghị, đề xuất tại Hội nghị. Trực tiếp Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú và Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng đã tiếp thu ý kiến, giải đáp và trả lời các vướng mắc. Trong thời gian tới Agribank sẽ tiếp tục phối hợp với NHNN, Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội và đơn vị liên quan để nhanh chóng triển khai các công việc cần thiết phục vụ Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Agribank cam kết sẽ tập trung tối đa nguồn lực ưu tiên triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi, cùng ngành Ngân hàng góp phần thực hiện thành công, hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao theo chủ trương của Chính phủ, mang lại giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên thế giới.
Nhân sự kiện này, Agribank đã trao tặng tài trợ 02 xe cứu thương, trị giá 2,5 tỷ đồng cho Hội chữ thập đỏ tỉnh Đồng Tháp góp phần có thêm nguồn lực cho công tác y tế, an sinh xã hội tại địa phương.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp dành cho khách hàng Hội viên Dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên. PVcomBank Premier Lounge sẽ phục vụ khách hàng từ 07h đến 20h tất cả các ngày trong tuần.