Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2024 | 13:56

Chuyển đổi số Doanh nghiệp - nâng cao năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh

“Chuyển đổi số không còn là viễn cảnh xa vời mà nó đã và đang có tác động ngày càng lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Quảng Ngãi đặt mục tiêu cơ bản hướng đến năm 2025 có trên 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số và đến năm 2030 có trên 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số” - Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường tin tưởng.

Sáng nay (26/9), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tổ chức Hội thảo chủ đề “Chuyển đổi số Doanh nghiệp - nâng cao năng lực quản trị và sản xuất kinh doanh”. Đây là một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện tuần lễ Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với chủ đề chung là “Chuyển đổi số - Phát triển kinh tế số”.

Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo

Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn nói riêng có những giải pháp thực tiễn phù hợp, ứng dụng công nghệ hiện đại để CĐS thành công, tạo ra các đột phá trong SXKD, hướng tới nền SX thông minh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường khẳng định: Chuyển đổi số không còn là viễn cảnh xa vời mà nó đã và đang có tác động ngày càng lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Hoạt động CĐS nay không còn là lĩnh vực mới, tuy nhiên nhận thức của một số doanh nghiệp về CĐS trong sản xuất kinh doanh (SXKD) chưa thật sự sâu sắc, đồng thời cũng chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để bắt đầu áp dụng CĐS cho doanh nghiệp. Do vậy, vẫn chưa có sự tin tưởng về tính năng, hiệu quả của việc CĐS, cho nên các doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn trong việc đầu tư ứng dụng các nền tảng số, giải pháp công nghệ mới trong SXKD.

Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Trong giai đoạn hiện nay, CĐS mang lại cả cơ hội và những cách thức mới, giúp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, cũng là phương thức nhanh nhất để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, cơ sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ chính để bứt phá trong kinh doanh.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, Sở TT&TT đã mời các đơn vị, các doanh nghiệp chuyên về các nền tảng số, công nghệ số đến dự và giới thiệu, quảng bá các nền tảng số, sản phẩm, giải pháp công nghệ số phục vụ SXKD. Qua đó, sẽ tạo ra một không gian trao đổi, chia sẻ; các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các giải pháp công nghệ số, các chuyên gia về công nghệ để được tư vấn, trải nghiệm thực tế các giải pháp, nền tảng công nghệ số phục vụ trong hoạt động quản lý, SXKD và lựa chọn phương pháp, lộ trình cũng như các giải pháp công nghệ số phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hoá SX, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.

Nhằm nâng cao năng lực số của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân; đề xuất một số giải pháp để triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch CĐS trong các cấp chính quyền địa phương; đồng thời, giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, kinh tế số đối với hoạt động SX, KD và được tiếp cận, trải nghiệm các nền tảng số để phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tới, UBND tỉnh và Sở TT&TT sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh CĐS, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở ra các mô hình kinh doanh mới, các giá trị kinh tế mới, thông qua đó thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị về CĐS, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Thực trạng hạ tầng công nghệ và kỹ thuật số

Ông Nguyễn Quang Sự, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết: Trong những năm qua, công tác chuyển đổi số tại huyện Bình Sơn có những khởi sắc khả quan, đáng ghi nhận như: Triển khai có hiểu quả việc sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh, đến nay đạt 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương đều sử dụng và đáp ứng nhu cầu công việc, 100% cán bộ lãnh đạo và cơ quan, đơn vị đã sử dụng chữ ký số để ký các văn bản, tài liệu điện tử. Hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng cho nhu cầu công việc của cán bộ công chức. Tuyên truyền cho người dân nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt,…

Ông Nguyễn Quang Sự, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn phát biểu chào mừngHội thảo và đề xuất công tác CĐS

Ông Nguyễn Quang Sự, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn phát biểu chào mừng Hội thảo và đề xuất công tác CĐS

Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ thông tin tại huyện vẫn còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu CĐS toàn diện. Kết nối mạng ở nhiều xã, thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (các điểm truy cập wifi công cộng). Cần rà soát và nâng cấp hệ thống công nghệ hạ tầng, bao gồm mạng lưới internet, mạng nội bộ LAN, trang thiết bị phục vụ CĐS như máy tính, phần mềm quản lý.

Nhận thức về CĐS trong nhiều cơ quan, ban ngành và cả người dân vẫn chưa cao, nhiều người còn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ vào công việc và cuộc sống. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ số còn thiếu. Đội ngũ cán bộ quản lý, công chức tuy đã được đào tạo về kiến thức và kỹ năng liên quan đến CĐS nhưng việc triển khai còn rất nhiều hạn chế.

Triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp hiện nay được triển khai rộng rãi, tuy nhiên để người dân thực hiện được việc nộp hồ sơ trực tuyến vẫn là vấn đề cần phải đề cập. Hiện nay, cán bộ công chức cấp huyện, xã vẫn còn sử dụng nhiều phần mềm của các bộ ngành, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ về số liệu.

Việc áp dụng công nghệ số trong kinh tế nông nghiệp, dịch vụ và thương mại tại huyện còn chậm, chưa khai thác được tiềm năng của các ngành này. Doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là DNVVN, khả năng ứng dụng công nghệ số còn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc cạnh tranh và phát triển.

Nhiều trường học chưa đủ điều kiện để ứng dụng các công nghệ giáo dục hiện đại, việc dạy và học trực tuyến còn nhiều khó khăn. Cần đầu tư trang thiết bị và đào tạo giáo viên về công nghệ số…

Nguồn lực đầu tư cho CĐS còn hạn chế, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Việc phân bổ ngân sách và ưu tiên cho các dự án CĐS cần được xem xét kỹ lưỡng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc CĐS cần được tăng cường.

“Chuyển đổi số giúp huyện nhà nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra mô hình phát triển kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ. Nhưng huyện đang phải đối mặt với những thách thức lớn về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, vốn đầu tư và nhận thức của cộng đồng trong quá trình CĐS” - ông Nguyễn Quang Sự chia sẻ.

Thương mại điện tử kết nối và xây dựng hoạt động khởi nghiệp

Tại Hội thảo, ông Đào Trọng Mười, Giám đốc Công ty Sản xuất nước mắm truyền thống Mười Quý, chia sẻ: Trong thời gian qua, được sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình của  huyện Bình Sơn, các Sở, ban ngành thông qua các chính sách ưu tiên hỗ trợ các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện cho Công ty xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và hoạt động của công ty cũng dần đi vào ổn định. Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản lượng SX đạt khoảng 40.000 lít, đã thu hút được một lượng khách hàng ổn định, góp phần đem lại lợi nhuận và giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương.

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Mười Quý đã được quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Mười Quý đã được quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Cùng với các phương thức bán hàng truyền thống, Công ty đã xây dựng và phát triển thương hiệu trên nền tảng thương mại điện điện tử, qua đó tận dụng ưu điểm không giới hạn về không gian, thời gian, giảm chi phí trong giao dịch và dễ dàng tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi, để phát triển sản phẩm, mang đến nhiều cơ hội để tiếp cận và mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Trong 9 tháng đầu năm 2024, số lượng sản phẩm bán ra trên sàn giao dịch thương mại điện tử là 5.500 lít.

Hiện nay, sản phẩm nước mắm Mười Quý đã được quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh thông qua siêu thị Go Quảng Ngãi; các siêu thị mini, các cửa hàng thực phẩm sạch như Naganic, Zon’s, AC Farm, các cửa hàng OCOP; và trên mạng xã hội và trên sàn thương mại điện tử như: lazada, shoppe,… và trực tiếp trên kênh bán hàng của Công ty tại địa chỉ https://nuocmammuoiquy.com. Sản phẩm đã được sự đón nhận và tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng bởi hương vị thơm, ngon đặc trưng và an toàn đối với sức khỏe.

Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Với mục tiêu cơ bản hướng đến năm 2025, Quảng Ngãi có trên 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sử dụng nền tảng số và đến năm 2030 có trên 70% DNNVV sử dụng nền tảng số, thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong người dân và doanh nghiệp; triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Chuyển đổi số theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ; tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch triển khai chuyển đổi số.

Ông Phạm Trường Minh, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT thông tin một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CĐS

Ông Phạm Trường Minh, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT thông tin một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CĐS

Thông tin tại Hội thảo, ông Phạm Trường Minh, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó bổ sung căn cứ pháp lý triển khai các hoạt động hỗ trợ CĐS, cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí cho DNNVV thuê, mua giải pháp CĐS và tư vấn CĐS; hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn CĐS, tối đa 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với DN nhỏ; 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với DN vừa; hỗ trợ 50% chi phí cho DN thuê, mua các giải pháp CĐS, tối đa 20 triệu đồng/năm/DN siêu nhỏ; 50 triệu đồng/năm/DN nhỏ và 100 triệu đồng/năm/ DN vừa.

Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Thông tư 52/2023/TT-BTC ngày 8/8/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP.

Ngày 7/1/2021, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ký Quyết định 12/QĐ-BKHĐT phê duyệt Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp…

Hiện nay, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT đã xây dựng Hệ thống Cộng đồng doanh nghiệp ở các nền tảng khác nhau, gồm có: Fanpage Facebook, Zalo OA, website và các hội nhóm cộng đồng doanh nghiệp.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

    Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

    Kỷ niệm 20 năm khai trương Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật “Đến Vincom - Chào Tôi Mới" với chuỗi hoạt động sự kiện bùng nổ sáng tạo trải nghiệm, và hàng ngàn quà tặng voucher mua sắm tổng giá trị lên tới 8 tỷ đồng tri ân khách hàng, bắt đầu cho mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm.

  • Huda nâng tầm trải nghiệm của người dân với nhiều hoạt động bùng nổ hè 2024

    Huda nâng tầm trải nghiệm của người dân với nhiều hoạt động bùng nổ hè 2024

    Mùa hè 2024 là một dịp đầy ý nghĩa với Huda. Không chỉ tiếp tục thổi nguồn năng lượng tích cực, trẻ trung và tươi mới cho mảnh đất miền Trung thân yêu, Huda còn ra mắt sản phẩm mới với hương vị độc đáo.

  • VinClub nhận “cơn mưa” lời khen từ khách hàng thân thiết

    VinClub nhận “cơn mưa” lời khen từ khách hàng thân thiết

    Sau chuỗi sự kiện đặc biệt dành riêng cho các thành viên của Chương trình khách hàng thân thiết Tập đoàn Vingroup, VinClub đã nhận về “cơn mưa” lời khen, khẳng định vị thế là một trong những chương trình membership ấn tượng, hấp dẫn nhất hiện nay.

Top