Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 11 năm 2023 | 20:2

Định hướng phát triển bền vững của Vinamilk trên thị trường quốc tế

Định hướng phát triển bền vững với mô hình sản xuất xanh, thân thiện môi trường là yếu tố quan trọng giúp Vinamilk có “tấm vé thông hành” xuất khẩu ra quốc tế.

Đảm bảo mục tiêu xuất khẩu bền vững 

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, quy mô xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng và đạt mức cao, tăng từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 371,30 tỷ USD năm 2022, gấp 3,8 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên GDP năm 2022 chiếm 90,1% (năm 2011 là 72,7%). 

Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất có nguy cơ gia tăng áp lực ô nhiễm do khai thác nhiều các nguồn lợi tự nhiên. Bên cạnh đó, áp lực từ biến đổi khí hậu cũng đặt ra thách thức cho ngành xuất khẩu Việt Nam trong việc duy trì chất lượng sản phẩm. Điều này dễ nhận thấy đối với các sản phẩm nông sản. Tại những khu vực chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hạn hán vào mùa khô, nguồn nước tưới không đảm bảo dẫn đến khó đạt năng suất và chất lượng cao. Nếu chất lượng nông sản đạt yêu cầu thì chi phí đầu tư cũng sẽ lớn, khó cạnh tranh với nông sản của các quốc gia khác. 

Xuất khẩu bền vững là yêu cầu cấp bách để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững và lâu dài của kinh tế

Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và biến động của kinh tế thế giới cũng là thách thức cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Do đó, định hướng xuất khẩu bền vững là vấn đề cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế sắp tới, với mục tiêu hài hòa giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững không chỉ là vấn đề nội tại quốc gia, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đặt ra những yêu cầu nhập khẩu cao hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều quy định phi thuế quan ngặt nghèo hơn từ các thị trường trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các yêu cầu bảo vệ môi trường bao gồm đa dạng sinh học, giảm phát thải… đều được cam kết ở mức độ ràng buộc cao.

Sản phẩm “xanh” được người tiêu dùng quốc tế ngày càng quan tâm, ưa chuộng. (Ảnh: Vi Nam)

Để chinh phục thị trường ngoại, các doanh nghiệp không chỉ cần vượt qua những “hàng rào xanh” để thuận lợi xuất khẩu. Quan trọng hơn là thu hút được người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm và khắt khe hơn với các tiêu chuẩn sản phẩm thân thiện môi trường.

Sản phẩm “xanh” - thách thức và cơ hội chinh phục thị trường quốc tế

Hiện nay, việc xuất khẩu thành công và tăng sản lượng vào nhiều thị trường khó tính đã chứng minh hướng đi đúng đắn của những doanh nghiệp bền bỉ thực hiện chiến lược sản xuất, kinh doanh bền vững. Tiêu biểu có thể kể đến Vinamilk, một trong những doanh nghiệp Việt Nam đã có thị phần ở gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu khắt khe của Singapore, Nhật Bản, New Zealand…

Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh doanh quốc tế Vinamilk chia sẻ: “Hiện nay hầu hết các đối tác của chúng tôi ở các nhóm thị trường phát triển đã đề cập về các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững. Vinamilk đã và đang tiếp tục chủ động chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo phát triển nhân lực, tích cực chuyển đổi số và chuyển đổi xanh nhằm thích ứng với điều kiện mới”.

Các sản phẩm Vinamilk đã có mặt tại các thị trường xuất khẩu yêu cầu cao về tính bền vững - Ảnh: Vinamilk

Tại New Zealand và Úc, nơi có yêu cầu cao về yếu tố môi trường, Vinamilk đặt mục tiêu trước 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang 2 thị trường này đều sử dụng bao bì HDPE (bao bì dễ tái chế). Hiện các sản phẩm xuất khẩu cung ứng đến New Zealand và Úc đều không có ống hút nhựa, nắp dễ mở hơn nhằm giảm rác thải nhựa ra môi trường. Việc nhận định và đánh giá khá sớm sự quan trọng của yếu tố phát triển bền vững giúp Vinamilk đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan. 

 Vinamilk dự kiến trước 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang Úc và New Zealand đều sử dụng bao bì HDPE

 

Mới đây, Vinamilk cũng ký kết hợp tác đưa sản phẩm sữa chua vào thị trường tỷ dân - Trung Quốc. Các sản phẩm sữa chua được sản xuất trên dây chuyền khép kín theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn FSSC 22000, áp dụng công nghệ lên men tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản nhằm đảm bảo tính an toàn và vệ sinh.

Có thể thấy, với nhiều giá trị lâu dài, phát triển bền vững chính là “chìa khóa” để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu, tạo thiện cảm với người tiêu dùng, khẳng định chỗ đứng trên thị trường quốc tế. 

 
 
PV
Ý kiến bạn đọc
  • Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

  • Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Ngày 13/4, tại Đà Nẵng, biểu tượng sống mới bên sông Hàn - tổ hợp Sun Ponte Residence đã có màn “chào sân” ấn tượng với chủ đề “Ciao Ponte: Cầu trên không - Sông ánh sáng”. Sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức, với sự tham dự của hàng trăm khách hàng đến từ Đà Nẵng và nhiều địa phương.

  • Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Có những bệnh nhân đối mặt với ranh giới sinh tử, được các bác sĩ cứu sống đã quay lại cống hiến cho ngành y để trả ơn cuộc đời. Vượt qua bạo bệnh, họ nỗ lực ở nhiều vị trí khác nhau, trở thành “người truyền lửa”, động lực cho hàng ngàn bệnh nhân khác vẫn đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo mỗi ngày.

Top