Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 15 tháng 10 năm 2022 | 21:44

Nhiều doanh nghiệp Nghệ An thiếu hụt lao động vì lương thấp

Thị trường lao động tại Nghệ An thời gian qua có sự phục hồi khá mạnh mẽ trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, dự báo những tháng cuối năm, nhiều công ty tại Nghệ An có thể thiếu hụt lao động và khó tuyển dụng vì mức lương không đủ hấp dẫn.

Tại Nghệ An hiện có 1,6 triệu người trong độ tuổi lao động, hàng năm từ 45-50 nghìn lao động trẻ bổ sung vào lực lượng lao động nên có thể nói nguồn lao động rất dồi dào. Nhu cầu việc làm cho lao động ngày càng lớn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các doanh nghiệp tại khu kinh tế rất khó tuyển lao động và hiện hữu nguy cơ thiếu trong tương lai.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2015-2020, trong số 189.056 lao động được giải quyết việc làm mới thì trong tỉnh là 55.013 người, chiếm 29,09%; ngoại tỉnh 69.300 người, chiếm 36,65%; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 64.743 người, chiếm 34,2%; 9 tháng đầu năm 2022, có 18.864 người đi nước ngoài làm việc, chiếm 46% trong số 40.954 việc làm mới trên địa bàn.

Nhiều doanh nghiệp đối diện khó khăn mới do thiếu hụt lao động.

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, bên cạnh các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, dự kiến giai đoạn 2022-2025, sắp tới tại khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút trên 100 dự án mới, dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn ngày càng lớn.

Theo số liệu từ Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lao động trong khu kinh tế là 29.247 người và dự kiến đến cuối năm cần thêm 10.006 lao động.

Cụ thể, theo Ban này khi một số dự án lớn đi vào hoạt động sẽ cần nhiều lao động như Công ty TNHH Cơ khí chính xác Goertek Vina, Công ty TNHH Công nghệ Everwin Precision Việt Nam, sắp tới, khi dự án lắp ráp điện tử Juteng (Việt Nam) và Dự án sản xuất giày dép của Tập đoàn Hoa Lợi tại Hoàng Mai… đi vào hoạt động thì nhu cầu lao động sẽ cần từ 80-100 nghìn lao động.

Theo ông Trần Hữu Thượng - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An, trong thời gian vừa qua đơn vị này có nhận được phản hồi từ một số doanh nghiệp về việc khó tuyển dụng lao động. Điều này có nguyên nhân từ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã có sự dịch chuyển về lao động. Chính vì vậy, khi nền dần kinh tế phục hồi dẫn đến các thị trường dần sôi động trở lại, từ đó khiến một số doanh nghiệp thiếu lao động cục bộ.

Sở dĩ lao động Nghệ An thường chọn làm việc ngoại tỉnh hoặc xuất khẩu lao động vì bình quân lương tháng tại Nghệ An khá thấp (6,0 triệu/tháng) so với cả nước là 6,6 triệu đồng, trong khi đó xuất khẩu lao động cho thu nhập gấp 5-8 lần. Các doanh nghiệp trong khu kinh tế chủ yếu cần lao động phổ thông nhưng lại ưu tiên biết ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung nên không dễ tuyển và phải đào tạo.

Các Doanh nghiệp cần có cơ chế thu hút và giữ chân người lao động làm việc.

Ông Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nghệ An cho hay, để thu hút lao động vào các khu công nghiệp, thời gian qua, Sở đã phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng tổ chức hội chợ kết nối cung cầu lao động. Tuy nhiên, về lâu dài, tỉnh cần nắm chắc diễn biến của cung - cầu lao động, đặc biệt về số lượng, ngành nghề, trình độ để có kế hoạch, giải pháp kết nối cung - cầu lao động, chủ động giải quyết khó khăn về thiếu hụt lao động tại các địa phương, khu vực sản xuất trọng điểm.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam đề xuất cần có cơ chế thu hút và giữ chân người lao động làm việc tại doanh nghiệp ổn định, lâu dài bằng cách quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; xây dựng chế độ tiền lương, thu nhập xứng đáng; các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ người lao động về tiền lương, tiền ăn ca, thâm niên công tác (tăng lương định kỳ), phụ cấp trách nhiệm và các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội khác để lao động yên tâm gắn bó lâu dài, tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Mặt khác, từng doanh nghiệp phải có kế hoạch nhu cầu lao động theo từng ngành nghề, “đặt hàng” với cơ quan quản lý Nhà nước để có kế hoạch hỗ trợ, phối hợp với các trường và các trung tâm dịch vụ việc làm để chuẩn bị nguồn nếu không muốn rơi vào bị động, thiếu hụt.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

Top