Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 5 năm 2023 | 16:13

Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó với quy chuẩn PCCC

Ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long, cho rằng các quy định phòng cháy, chữa cháy hiện hành đưa ra những điều kiện mà doanh nghiệp khó đáp ứng được, kể cả doanh nghiệp nước ngoài bởi những chỉ tiêu quá cao

Chỉ tiêu quá cao, doanh nghiệp khó đáp ứng

Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá cao và kỳ vọng rất nhiều vào việc thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất được thuận lợi, thông suốt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng phải sớm ban hành hướng dẫn thống nhất, rõ ràng đối với các quy định về PCCC.

Theo đó, trước tình hình kinh tế của doanh nghiệp có khó khăn, phát biểu tại hội nghị, ông Lý Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long, cho biết vấn đề liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Phòng cháy và chữa cháy nhận được rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp.

Theo ông Minh, các quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy hiện hành đưa ra những điều kiện mà doanh nghiệp khó đáp ứng được, kể cả doanh nghiệp nước ngoài, bởi những chỉ tiêu quá cao, nguyên vật liệu có giá thành rất đắt đỏ, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức phát triển còn thấp so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, quy định này, theo ông Minh, là chưa phù hợp.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long nhấn mạnh phòng cháy và chữa cháy vẫn còn nguy cơ cháy, vậy tại sao không làm cho hỏa hoạn đừng xảy ra, bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Tăng cường giáo dục về ý thức vệ sinh, ngăn nắp, không hút thuốc, sử dụng chất dễ cháy nổ trong nhà xưởng, giảm nguy cơ cháy nổ cho doanh nghiệp cũng như giảm gánh nặng về đầu tư trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Lý Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long, phát biểu

Một vấn đề cũng được ông Lý Ngọc Minh nêu ra là hiện nay nhiều doanh nghiệp rất khó đáp ứng được mức đóng bảo hiểm xã hội đang được quy định trong luật. Tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội giữa doanh nghiệp và người lao động của Việt Nam hiện nay đang cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan,...

Với Công ty TNHH Minh Long, thời điểm nhiều nhất đóng mỗi năm 50-60 tỉ đồng, hiện nay cũng 30-40 tỉ đồng/năm. "Mức đóng bảo hiểm xã hội cao, doanh nghiệp không thể nào cạnh tranh nổi với doanh nghiệp các nước"- ông Lý Ngọc Minh nói.

Vì vậy, ông Lý Ngọc Minh đề xuất cần giảm mức đóng bảo hiểm xã hội để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn hiện nay. Theo đó, phương án đóng bảo hiểm bắt buộc theo mức thu của năm 2009, cụ thể là người lao động đóng 5% và người sử dụng lao động đóng 15%, tổng cộng là 20% chứ không phải mức đóng 25% như hiện nay. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19 và trong giai đoạn kinh tế suy giảm nhiều nơi hiện nay.

Khánh Hòa, chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, rừng trên địa bàn TP. Nha Trang luôn đặt trong tình trạng cảnh báo cháy ở cấp cao nhất - rất nguy hiểm (cấp V). Ông Nông Khánh Sơn - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nha Trang cho biết: “Từ đầu tháng 4 đến nay, trên địa bàn Nha Trang đã xảy ra 5 vụ cháy, nguyên nhân chủ yếu do người dân đốt dọn nương rẫy gây cháy lan vào các diện tích cỏ tranh, cây bụi... không gây thiệt hại về tài nguyên rừng. Trong đó, có vụ cháy xảy ra vào ngày 6 và 7-5 trên núi Chín Khúc, tại khoảnh 1, tiểu khu 247 (xã Vĩnh Trung), ước tính sơ bộ, diện tích bị cháy khoảng 20ha, thuộc quy hoạch rừng sản xuất, với hiện trạng đất trống núi đất, có cây gỗ tái sinh”. 

Lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa cũng luôn thường trực nỗi lo cháy rừng, bởi đây là thời điểm người dân các địa phương miền núi đốt dọn nương rẫy để canh tác. Theo thống kê của đơn vị, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 7 vụ đốt dọn nương rẫy, cháy lan sang diện tích rừng, đất rừng của đơn vị ở các địa phương, như: Cam Phước Đông (TP. Cam Ranh), Cam Phước Tây, Cam Tân (huyện Cam Lâm), Sơn Hiệp, Sơn Trung (huyện Khánh Sơn). Nhờ lực lượng tuần tra phát hiện, xử lý kịp thời nên không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.

Ông Nguyễn Văn Hào - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa cho biết, các đội PCCCR luôn phối hợp với UBND các xã có lâm phận của công ty tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng và PCCCR; vận động người dân khi đốt dọn nương rẫy phải làm ranh cản lửa, phải báo cho chính quyền cơ sở, công ty để tham gia hỗ trợ, nhằm chủ động phòng cháy, không để cháy lan vào rừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ khi đốt dọn nương rẫy không làm ranh cản lửa, không có người canh coi, đốt trong lúc có gió lớn... Trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, tại các địa phương như: Khánh Thượng, Liên Sang, Cầu Bà, Giang Ly, Sơn Thái, Khánh Thành…, ở mỗi địa phương xảy ra 2 - 5 vụ đốt dọn nương rẫy không được kiểm soát chặt chẽ. Điều đáng lo là khi lực lượng bảo vệ rừng của công ty đi tuần tra, người dân không đốt dọn rẫy, khi không có mặt lực lượng chức năng thì người dân lại đốt, thậm chí đốt vào đêm khuya. 

Lực lượng bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa ngăn không cho đám cháy ở xã Sơn Hiệp lan vào rừng (Ảnh do đơn vị cung cấp).

Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, khiến nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang đối mặt với cấp dự báo nguy hiểm (cấp IV), rất nguy hiểm (cấp V). Do đó, công tác PCCCR hiện nay rất cấp bách. Ngày 5-5, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường công tác PCCCR. Các cơ quan, đơn vị cần huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, sử dụng lửa trong và gần rừng; nghiêm cấm việc phát, dọn, đốt xử lý thực bì trong suốt thời gian có nguy cơ cháy rừng cao. UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải tập trung tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn…

Ông Đỗ Anh Thy - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý: “Các địa phương, đơn vị chủ rừng cần xác định rõ quan điểm phòng cháy là chính, chữa cháy phải kịp thời; nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thời gian này là tổ chức ứng trực nhằm phát hiện sớm đám cháy để kịp thời dập tắt, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn. Bên cạnh đó, tập trung công tác tuyên truyền, nhất là các khu vực có người dân sinh sống, sản xuất gần rừng và ven rừng… để người dân chủ động, tích cực tham gia vào công tác PCCCR”.

Thừa Thiên - Huế yêu cầu tạm dừng đốt thực bì để phòng chống cháy rừng

Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng gay gắt những ngày qua, các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế như Nam Đông, A Lưới, có mức độ cảnh báo cháy rừng thường xuyên ở mức V (mức cực kỳ nguy hiểm).

Để chủ động ngăn chặn xảy ra cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đang yêu cầu các chủ rừng tăng cường lực lượng trực chòi canh, tuần tra, kết hợp với sử dụng công nghệ để nắm bắt diễn biến rừng nhằm chủ động phát hiện sớm các vụ cháy để có biện pháp xử lý kịp thời; đặc biệt yêu cầu người dân tạm dừng đốt thực bì trong thời gian này.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có hơn 305.560 hecta đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng trên 205.600 hecta, còn lại là rừng trồng.

Do cháy rừng phần lớn xảy ra đối với diện tích rừng trồng nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật đưa ra mức cảnh báo, yêu cầu các chủ rừng phải đề cao cảnh giác, không để vì chủ quan gây cháy rừng, nhất là những hành vi đốt thực bị tự phát, hay đốt vàng mã ở khu vực nghĩa trang nằm đan xen với diện tích rừng.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Ngọc Tuấn cho biết để ứng phó với diễn biến thời tiết nắng nóng trên diện rộng hiện nay, đơn vị đã yêu cầu các ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ trực cháy.

Các đơn vị liên quan đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện phòng cháy chữa cháy để chủ động dập tắt những đám cháy nhỏ ban đầu; đồng thời sẵn sàng huy động, phối hợp với các lực lượng khác khi có xảy ra cháy lớn theo phương châm “4 tại chỗ và 5 sẵn sàng.”

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, địa bàn tỉnh hiện có 5 vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn gồm: Vùng Bắc Hải Vân - Phú Lộc, vùng Hương Thủy - Tây Nam thành phố Huế, vùng Hương Trà và tuyến quốc lộ 49 đi qua, vùng A Lưới và tuyến quốc lộ 49 đi qua, vùng Phong Điền - Quảng Điền

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top