Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 7 năm 2022 | 10:29

Covid-19 khiến Tân Hiệp Phát thay đổi hình thức tiếp cận người tiêu dùng

Theo bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, đổi mới sáng tạo là làm sao tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Theo bà Phương, người tiêu dùng chính là định hướng để doanh nghiệp thay đổiĐầu tiên, doanh nghiệp chú ý đến chất lượng sản phẩm, kế đến là cách tiếp cận với người tiêu dùng.

Đánh giá người tiêu dùng hiện đại quan tâm đến sức khỏe và hướng tới việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, Tân Hiệp Phát đã sớm nghiên cứu các dòng sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên và đầu tư công nghệ để các sản phẩm này giữ được các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng ở mức cao nhất. Ví dụ công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic của Tân Hiệp Phát giúp các sản phẩm như Trà Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ... được chiết xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, màu công nghiệp.

Ngay trong giai đoạn Covid-19, Tân Hiệp Phát cũng đã nỗ lực phát triển và cho ra mắt sản phẩm sữa đậu nành bổ sung canxi - Number 1 Soya Milk đóng chai nhựa tiện lợi để đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng cho người tiêu dùng trong giai đoạn "bình thường mới".

 

anh-thp.jpg
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

 

"Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng thực sự bắt đầu chú tâm đến những sản phẩm mang nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng họ mong đợi giá thành thấp và phù hợp với túi tiền của họ", bà Phương cho biết. Đó là lý do mà Tân Hiệp Phát đã đưa ra nhiều chương trình như ổn định về giá, cam kết không tăng giá, liên tục hỗ trợ khách hàng bằng nhiều hình thức. Trong suốt thời gian qua, doanh nghiệp này thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để hỗ trợ và đồng hành nhà phân phối, đại lý và khách hàng.

Covid-19 khiến Tân Hiệp Phát thay đổi rất nhiều hình thức tiếp cận người tiêu dùng. Doanh nghiệp triển khai tương tác trực tuyến tối đa trên các kênh như Facebook, Youtube, Tiktok để đưa thông điệp, sản phẩm đến gần hơn với giới trẻ. Các hình thức quảng cáo cũng được trẻ hóa toàn bộ để gần gũi với đối tượng khách hàng này. Điển hình như chương trình "Không Độ Chill Cool" phát sóng trên mạng xã hội được giới trẻ yêu thích suốt 3 tháng qua, vừa giúp giải trí, giải tỏa căng thẳng trong lúc giãn cách vừa gắn kết người tiêu dùng, các bạn trẻ đối với sản phẩm của mình.

"Không phải vì giãn cách mà đội ngũ marketing nhà Tân Hiệp Phát có thể dừng lại, mỗi nhân viên phải sáng tạo hơn để làm sao kết nối xuyên suốt với khách hàng và người tiêu dùng", bà Phương cho biết.

Bà Phương cho biết, Tân Hiệp Phát đã trải qua một thập kỷ chuyển đổi số và hành trình này thực sự bứt tốc với cú huých Covid-19.

Bà Phương tiết lộ, một trong những nền tảng mà Tân Hiệp Phát xây dựng có thể thành bàn đạp cho quá trình chuyển đổi số là mời một đơn vị tư vấn viết lại toàn bộ quy trình cho Tân Hiệp Phát, và đó cũng là nền tảng để công ty đạt được giải vàng chất lượng. Nhờ vào việc vận hành quy trình rõ ràng, phân quyền cũng như vai trò trách nhiệm của từng vị trí, mỗi thành viên cảm thấy được cơ hội phát triển trong tổ chức, thấy được những lộ trình phát triển của bản thân. "Nhờ đó, trong giai đoạn Covid-19 chúng tôi đã có sự thay đổi ngoạn mục hơn trong chuyển đổi số", bà nói.

Việc quản lý các qui trình hoàn toàn thông qua công nghệ giảm thiểu giấy tờ, mọi người hình thành một phương thức phối hợp và làm việc mới với phương châm văn phòng không giấy tờ. Việc ký kết hợp đồng với đối tác sắp tới sẽ thông qua nền tảng điện tử để tăng tốc độ dịch vụ giúp cho việc phục vụ khách hàng được thuận tiện. Hệ thống văn phòng ảo trên nền tảng Zoom cùng với hệ thống giám sát công việc Service Desk giúp cho mọi thành viên có thể trao đổi thông tin giữa các khối, phòng ban cũng như nắm bắt các bản tin của công ty kịp thời. Mọi người có thể họp tại nhà, chấm công qua zoom thay vì máy chấm công.

Thực tế, tư duy đổi mới sáng tạo là một thước đo trong bộ năng lực lãnh đạo của Tân Hiệp Phát. Doanh nghiệp có nhiều yêu cầu theo các cấp độ khác nhau. Với các nhân viên, chuyên viên, yêu cầu là cải tiến liên tục, cải tiến về quy trình. Đối với vị trí giám sát và quản lý, đòi hỏi là họ phải tạo điều kiện cho sự thay đổi, và thích ứng với những sự thay đổi. Với quản lý cấp cao, Tân Hiệp Phát yêu cầu đó là những người dẫn dắt sự thay đổi và tạo điều kiện cho sự thay đổi xảy ra.

Bà Phương cho rằng, trong quá trình đổi mới sáng tạo, thất bại là một phần không tránh khỏi. "Làm sao để chúng ta có thể ngã về phía trước, trong mỗi lần vấp ngã, chúng ta sẽ có một bài học để cuối cùng chúng ta tiến đến một kết quả thành công chung".

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
Top