Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 6 năm 2020 | 12:55

"Nữ tướng" Tân Hiệp Phát chia sẻ với thính giả Mỹ bí quyết vượt khó trong đại dịch COVID-19

Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát tiết lộ trên một chương trình phát thanh ở Mỹ những giải pháp khắc phục khó khăn trong đại dịch viêm phổi cấp COVID-19 dù tổn thất kinh doanh lên tới 30%.

Mới đây, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, đã trò chuyện với phát thanh viên của Chương trình Daybreak USA thuộc mạng lưới Radio Networks nổi tiếng ở Mỹ. Trong buổi trò chuyện, bà Trần Uyên Phương đã chia sẻ câu chuyện vượt đại dịch của Tân Hiệp Phát.

"Tân Hiệp Phát có tới 5.000 nhân viên nhưng vẫn duy trì hoạt động ổn định trong suốt giai đoạn dịch COVID-19 gây khủng hoảng trên thế giới", bà Trần Uyên Phương phát biểu.

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh: Nhạc Phong
Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát. Ảnh: Nhạc Phong

Nữ tác giả cuốn sách "Competing with Giants" (do Forbes Books xuất bản) thừa nhận đại dịch COVID-19 khiến gia đình cô và tập đoàn cảm thấy mông lung. Họ không biết chuyện gì đang xảy ra và tình hình trong tương lai sẽ thế nào.

"Sự mông lung là điều nguy hiểm nhất và nó khiến mọi người căng thẳng. Các nhà lãnh đạo tập đoàn cố gắng kết nối, giao tiếp ổn định và cung cấp thông tin cho  mọi người về cách chăm sóc bản thân và gia đình", cô bình luận.

Giữ cho doanh nghiệp ổn định nhất có thể là mục tiêu cao nhất của Tân Hiệp Phát trong khủng hoảng. Đến nay, mặc dù tổn thất kinh doanh ở mức 30%, nhưng tập đoàn vẫn không động vào bất kì quỹ lương nào của nhân viên. Ban lãnh đạo đã cố gắng giữ nguyên lương cho tất cả mọi người. 

"Đó là một trong những cam kết mà chúng tôi đã thực hiện và chúng tôi vẫn có thể giữ lời. Vì vậy, đó là một trong những điều mà nhân viên vẫn cảm kích tới tận thời điểm này", bà Phương nói.

Hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4, chính phủ thông báo giới doanh nghiệp hạn chế sản xuất và người dân chỉ nên ra khỏi nhà trong những tình huống thực sự cần thiết, song cho phép ngành thực phẩm, đồ uống tiếp tục sản xuất. Tân Hiệp Phát tổ chức họp hàng ngày.

"Ngay từ đầu chúng tôi đã tạo ra một nhóm đặc biệt mà chúng tôi gọi là đội COVID, với thành viên là tất cả giám đốc khối. Chúng tôi có khoảng 5.000 nhân viên. Mọi người cần hiểu rằng, nếu bất kì ai dương tính với COVID-19, cả tập đoàn sẽ chịu ảnh hưởng", bà Phương bình luận.

Liên tục cải thiện giải pháp và mời các bác sĩ đến tận nhà máy là việc mà ban lãnh đạo Tân Hiệp Phát đã thực hiện để bảo đảm an toàn cho mọi người trong tập đoàn. Bác sĩ giải thích tình hình cho nhân viên hiểu, rồi nêu những cách để họ có thể bảo vệ bản thân và gia đình.

"Như tôi đã nói, sự không chắc chắn, mông lung khiến mức độ hỗn loạn tăng dần. Vì vậy, chúng ta cần nói cho mọi người biết họ phải làm gì, và bác sĩ là người có kiến thức thích hợp nhất với vai trò ấy", bà Phương nhấn mạnh.

Bà Phương nhấn mạnh rằng chính quyền đã thực hiện rất tốt hoạt động cung cấp thông tin hàng ngày, bao gồm nội dung chuyên sâu. Nhờ nỗ lực ấy của chính quyền, người dân biết họ phải làm gì và tình hình đang biến động thế nào.

Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, giới thiệu dây chuyền sản xuất trong nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hậu Giang tại khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang hồi tháng 3/2019. Ảnh: Tân Hiệp Phát
Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, giới thiệu dây chuyền sản xuất trong nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Hậu Giang tại khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang hồi tháng 3/2019. Ảnh: Tân Hiệp Phát

"Và chúng tôi tiếp tục truyền đạt để nhân viên hiểu rằng mỗi người đều quan trọng và họ cần tự bảo vệ bản thân trước. Sự an toàn của chúng tôi phụ thuộc hiểu biết của mọi người. Chúng tôi cố gắng thông tin và chúng tôi muốn đảm bảo rằng họ hiểu và họ sẽ tự bảo vệ bản thân trước tất cả các yếu tố khác", bà nói.

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top