Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 5 tháng 6 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2021 | 15:30

Quỹ UOB rót vốn đầu tư vào công ty CP Công nghệ và truyền thông SAMO

SAMO (đơn vị chủ quản của website thebank.vn) vừa nhận được khoản đầu tư từ UOB Venture Management Pte Ltd (UOBVM), công ty con 100% vốn của ngân hàng United Overseas Bank Limited (UOB) ở Singapore.

UOB Venture Management Pte Ltd (UOBVM) - công ty con với 100% vốn của ngân hàng United Overseas Bank Limited (UOB) ở Singapore vừa hoàn tất khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông SAMO (SAMO Group), một công ty Fintech uy tín tại Việt Nam.

Theo đó, khoản đầu tư của UOBVM vào SAMO được thực hiện thông qua Quỹ Đầu tư ACIF V - quỹ tập trung đầu tư vào những công ty tăng trưởng ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. UOBVM hiện quản lý danh mục tài sản giá trị trên 2 tỷ đô la Singapore.

Nền tảng công nghệ của SAMO cho phép các tư vấn tài chính có công cụ tiếp cận khách hàng, tư vấn và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của người dùng thông qua việc hợp tác với những công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Tiếp nối, công ty cũng đang mở rộng nền tảng của mình để đáp ứng nhu cầu về mua bán bảo hiểm trực tuyến và nhu cầu quản lý tài sản khác của người dùng.

Ông Seah Kian Wee, Giám đốc điều hành của UOBVM, cho biết: “Số hóa ngành Bảo hiểm là một thị trường đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Với lực lượng tư vấn tài chính công nghệ (DFA) rộng khắp và nền tảng công nghệ thông minh, SAMO có vị thế mạnh để đáp ứng nhu cầu bảo vệ ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bảo hiểm và những nhu cầu đầu tư cũng như quản lý tài sản của họ".

 

cn-1634876369.jpg
Momi SmartLife là ứng dụng mua bảo hiểm điện tử do SAMO phát triển

 

Theo ông Nguyễn Thành Đạt, Giám đốc điều hành SAMO: “Thông qua sự hợp tác chiến lược với UOBVM, SAMO có thêm nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và sản phẩm cho phép người dùng tiếp cận các dịch vụ tài chính, sản phẩm đầu tư và sản phẩm bảo hiểm thông qua nền tảng dễ dàng hơn”.

Với số vốn nhận được từ UOBVM, SAMO sẽ tăng tốc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, công ty sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng tư vấn tài chính công nghệ cả về chất lượng và số lượng, mở rộng cung cấp nhiều sản phẩm tài chính hơn, bao gồm bảo hiểm, cho vay, đầu tư và quản lý tài sản cho khách hàng của mình.

UOB Venture Management Private Limited (UOBVM) là công ty con 100% vốn của Ngân hàng United Overseas Bank Limited (UOB), một ngân hàng hàng đầu ở Châu Á với mạng lưới khoảng 500 chi nhánh và văn phòng. 

UOB được bình chọn trong bảng xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng hàng đầu thế giới như giữ mức Aa1 theo Moody’s Investors Service, đồng mức AA-do S&P và Fitch bình chọn. Kể từ năm 1992, UOBVM đã cung cấp tài chính cho các công ty tư nhân ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc thông qua đầu tư cổ phần trực tiếp. 

Tại Việt Nam, các khoản đầu tư đáng chú ý của quỹ UOB có thể kể đến như đầu tư vào Masan, DatVietVAC (công ty truyền thông tư nhân), Gojek (nền tảng vận chuyển và giao đồ ăn) hay khoản đầu tư 25 triệu USD cho công nghệ xanh vào Công ty Cổ Phần Năng Lượng Bitexco (Bitexco Power).

 

Về SAMO

Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Samo (SAMO) sở hữu Thebank.vn (TheBank), Thebank Assurance (TBA) và Momi Smartlife (Smartlife), nền tảng bảo hiểm trực tuyến. Kể từ năm 2014, TheBank đã cung cấp cho người dùng một nền tảng để so sánh các sản phẩm tài chính khác nhau từ hầu hết các ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn trong nước. SAMO đã phát triển hệ sinh thái phân phối các sản phẩm bảo hiểm và đầu tư thông qua các nền tảng công nghệ để phục vụ người dùng theo mô hình online to offline (O2O). Năm 2019, SAMO thành lập TBA, kết nối người dùng với các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp (DFA) và cho phép người dùng tiếp cận và mua các sản phẩm bảo hiểm. SAMO hiện đang phân phối các sản phẩm bảo hiểm thông qua việc hợp tác hàng loạt công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam như Manulife, Hanwha Life, Sunlife, VietinBank Insurance và PTI. Năm 2019, công ty đã huy động một khoản đầu tư vòng đầu tiên từ CyberAgent Capital, NCORE Ventures và VIISA.

Giới thiệu về UOB

Venture Management UOB Venture Management Private Limited (UOBVM) là công ty con 100% vốn của United Overseas Bank Limited (UOB), một ngân hàng hàng đầu ở Châu Á có mạng lưới toàn cầu với khoảng 500 chi nhánh và văn phòng. UOB được xếp hạng trong số các ngân hàng hàng đầu thế giới: Aa1 theo Moody’s Investors Service và AA- theo cả Xếp hạng Toàn cầu của S&P và Xếp hạng Fitch. Kể từ năm 1992, UOBVM đã cung cấp tài chính cho các công ty tư nhân ở các nước Đông Nam Á và Trung Quốc thông qua đầu tư cổ phần trực tiếp. UOBVM ủng hộ đầu tư có trách nhiệm thông qua các hoạt động đầu tư tác động và tích hợp các Đánh giá về Môi trường, Xã hội và Quản trị. UOBVM là thành viên ký kết vào Khế ước Nguyên Tắc Hoạt Động về Quản lý Tác Động và Nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về đầu tư có trách nhiệm (PRI). UOBVM là công ty quản lý quỹ cho chuỗi Quỹ Đầu tư Tác động Châu Á với Credit Suisse là đơn vị Cố vấn Tác động cho Quỹ. UOBVM quản lý danh mục tài sản vượt 2 tỷ đô la Singapore.

PV
Ý kiến bạn đọc
Vinamilk
Tan A Dai Thanh
hanvet.com.vn
  • Chiến lược cung ứng sản phẩm hữu cơ tại Emart

    Chiến lược cung ứng sản phẩm hữu cơ tại Emart

    Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng đối với thực phẩm hữu cơ, sản phẩm thân thiện với môi trường, bộ phận Thu mua ngành hàng Tươi sống của Emart không ngừng mở rộng việc hợp tác với các đối tác để phát triển nhà cung cấp mới và tăng sản lượng.

  • Tiếp cận khách hàng tiểu thương - Bắt đầu từ quét mã VietQR

    Tiếp cận khách hàng tiểu thương - Bắt đầu từ quét mã VietQR

    “Em trả bằng tiền mặt hay quét mã chuyển khoản?” – đang dần trở thành câu hỏi cửa miệng của mỗi người bán hàng, khi mà các phương thức thanh toán mới, hiện đại, phi tiếp xúc phát triển mạnh mẽ, bùng nổ như hiện nay.

  • Thúc đẩy kết nối thị trường và hỗ trợ chuyển đổi số

    Thúc đẩy kết nối thị trường và hỗ trợ chuyển đổi số

    Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam đề xuất WTO có giải pháp giúp những sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới. Đồng thời, WTO hỗ trợ lao động nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của thế giới về công nghệ số.

Top