Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 7 năm 2022 | 10:21

Tân Hiệp Phát đề cao văn hóa 'lãnh đạo làm gương'

Cấp quản lý, lãnh đạo Tân Hiệp Phát đặt ra nguyên tắc bản thân phải là người đi đầu, hướng dẫn và làm gương cho nhân viên.

Ở tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch", Phó tổng giám đốc Trần Uyên Phương cho biết nét đặc trưng trong văn hóa lãnh đạo của tập đoàn Tân Hiệp Phát là cấp quản lý đảm nhận vai trò "người thầy", dẫn dắt, chia sẻ và đưa ra lộ trình cụ thể để nhân viên phát triển.

Thời dịch, tinh thần trên càng thể hiện mạnh mẽ, các vị trí cấp cao luôn ý thức nhiệm vụ của mình, làm gương cho cấp dưới. Bà kể lại câu chuyện xúc động của một quản lý mảng an ninh. Anh này có người thân mất, nhưng vì trách nhiệm và ý thức mình cần làm gương, khích lệ tinh thần hàng nghìn nhân viên, anh giấu chuyện buồn, quyết định không về nhà.

Trong giai đoạn "ba tại chỗ", bà Uyên Phương cùng em gái xuống tận nhà máy lo từng bữa ăn nhân viên, kiểm tra mọi hoạt động và cuộc sống của họ có ổn không. Sự hiện diện của cấp lãnh đạo lúc ấy rất quan trọng, khiến người lao động cảm thấy được quan tâm, chăm lo và vững tinh thần sản xuất.

Tính kỷ luật cũng được đề cao trong giai đoạn "ba tại chỗ", nhân viên không được rời công ty. Tuy nhiên, đối tác, khách vẫn có thể đến nhận hoặc mua hàng, nhưng tuân thủ quy tắc phòng, chống dịch.

"Tôi duyệt từng phiếu ra cổng cho nhân viên hàng ngày. Chính tôi cũng không được rời khỏi công ty. 125 ngày, dù cảm thấy bức bí, căng thẳng nhưng là người lập ra quy định đó, mình phải truyền sức mạnh cho đội ngũ để họ được an toàn", bà Uyên Phương nói thêm.

 

3-ba-tra-n-uye-n-phu-o-ng-pho-9371-4574-1640059410.jpg
Bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

 

Mới đây, doanh nghiệp thực hiện khảo sát "Bao nhiêu nhân sự muốn duy trì ba tại chỗ", nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ. Trong đó, một nhân viên đã nhắn trong nhóm nội bộ: "Ba tháng ở nhà máy, đôi dép của em gần bị gãy đôi, chị có thể cho em nhận đôi khác ở nhà gửi vào được không? Em vẫn muốn tiếp tục ba tại chỗ". Tâm sự ấy cho thấy tính kỷ luật, khẳng định văn hóa doanh nghiệp.

Bà Uyên Phương nhấn mạnh nếu cấp trên làm gương, chắc chắn cấp dưới sẽ tuân thủ. Khi cấp lãnh đạo nói được, làm được và không có trường hợp ngoại lệ, người lao động mới phục.

Văn hóa doanh nghiệp là giá trị cốt lõi với Tân Hiệp Phát trong giai đoạn thách thức lẫn hiện tại. Đội ngũ lãnh đạo tạo mọi điều kiện để nhân viên có thể làm chủ công việc, duy trì sinh kế. Nhân sự có thể tình nguyện vào "ba tại chỗ" nếu sắp xếp tốt cuộc sống cá nhân; gia đình có con nhỏ hoặc không ai trông coi, sẽ được làm việc tại nhà. Dù làm tại chỗ hay từ xa, đều không có sự khác biệt, không lơ là. Mọi người hỗ trợ tuyệt đối, mang lại cho nhau cảm giác "nếu anh khó khăn, chúng tôi sẽ ở phía sau".

"Từ nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao đến từng nhân viên đều hiểu: doanh nghiệp vẫn duy trì, chúng ta mới có thể vượt qua, từ đó nghĩ đến việc tạo đà quay trở. Nếu không thể phục hồi 100%, sẽ cố gắng đạt 70, 80 hoặc 90% so với trước đây. Nhưng một khi đã sụp đổ hoặc ngưng sản xuất, mọi thứ sẽ rất khó khăn, hậu quả không lường được. Do đó, ai cũng hiểu trách nhiệm của mình, góp phần duy trì tổ chức cũng là trách nhiệm xã hội, nuôi sống chính bản thân và gia đình", bà Uyên Phương nói.

Doanh nghiệp cũng dành ngân sách lớn cho công tác đào tạo. Trong dịch, các khóa học, thi từ cấp quản lý đến công nhân vẫn được tổ chức, theo hình thức online. Đồng thời những chương trình xuyên suốt phần nào giúp nhân viên giữ vững tinh thần, thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của thời cuộc, công việc.

Tọa đàm "Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp để thích ứng linh hoạt với đại dịch" nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - ViEF 2021, doVnExpressvà Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp tổ chức. Nội dung thảo luận xuyên suốt ViEF 2021 là "giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế Việt Nam và một số ngành, lĩnh vực trọng tâm giai đoạn 2021-2025, định hướng tới 2030".

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và có sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, Diễn đàn là lời hiệu triệu, tập hợp của cả hai khu vực công - tư để phát triển nền kinh tế có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư vượt khó do dịch bệnh, tạo sức bật trong giai đoạn mới...

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top