Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2024 | 21:8

Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam

Từ đầu năm đến hết tháng 8/2024, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam với kim ngạch đạt 159 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực và bạch tuộc đã thu về 406 triệu USD trong 8 tháng đầu qua, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước. 

Cụ thể, tính đến hết tháng 8, riêng mực đạt 221 triệu USD, giảm 7% và bạch tuộc thu về hơn 185 triệu USD, tăng 3%. Trong đó, chỉ có thị trường Trung Quốc tăng 22% nhập khẩu mực Việt Nam, xuất khẩu sang các thị trường chính khác đều giảm. 5 thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc & Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan và EU.

Theo đó, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam với kim ngạch đạt 159 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 là Nhật Bản với hơn 93 triệu USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ. Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường lớn thứ 3 với 47 triệu USD, tăng 12%.

Hàn Quốc thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

Trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,97 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13%. Tuy chưa thoát đà tăng trưởng âm, nhưng xuất khẩu mực, bạch tuộc ghi nhận mức giảm nhẹ hơn so với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực khác.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung và nhóm mực bạch tuộc nói riêng có phần sụt giảm là do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường, cùng với thẻ vàng IUU chưa được tháo gỡ.

Nhu cầu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc vẫn ổn định trong 8 tháng năm 2024. Bên cạnh đó, Hàn Quốc giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Peru nên tăng nhập khẩu từ Việt Nam.

Đối với thị trường lớn nhất của Việt Nam là Hàn Quốc, quốc gia này chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các loại như mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh…

Theo dự báo, năm 2024, nhập khẩu thủy hải sản của Hàn Quốc có khả năng tăng trở lại khi kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ phục hồi. Cuối năm 2024, đồng nội tệ của Hàn Quốc dự báo tăng giá.

Tại Hàn Quốc, nhu cầu đối với thực phẩm nấu chín, chế biến và bảo quản sẵn đang tăng lên nhanh chóng. Những thông tin này có thể là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2024.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh: Đồng hành vượt khó cùng hội viên

    Hội Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh: Đồng hành vượt khó cùng hội viên

    Ngành Nông nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc vừa trải qua “cơn ác mộng” do bão số 3 gây ra. So với các địa phương khác, Bắc Ninh thiệt hại ít hơn, nhưng người làm nông vẫn một phen lao đao.

  • Tôn vinh 56 Nhà khoa học của nhà nông

    Tôn vinh 56 Nhà khoa học của nhà nông

    Sáng 3/10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, trao giải Cuộc thi “Sáng tạo nhà nông” lần thứ X năm 2024.

  • ĐBSCL chuẩn bị nguồn hoa phục vụ Tết Ất Tỵ

    ĐBSCL chuẩn bị nguồn hoa phục vụ Tết Ất Tỵ

    Còn khoảng 4 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để có đủ nguồn hàng phục vụ khách hàng chơi Tết, người dân các làng hoa ở ĐBSCL đang tất bật xuống giống, chăm sóc với mong muốn thời tiết thuận lợi, hoa được mùa, được giá, nhà vườn có cái Tết ấm cúng.

Top