Bám sát các chủ trương, định hướng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, chất lượng phục vụ khách hàng và chất lượng hoạt động tín dụng trên toàn hệ thống.
Không bỏ lỡ chuyến tàu chuyển đổi số
Từ những năm 2010, chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã chuyển động với tốc độ khá nhanh. Công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của dịch vụ tài chính. Các ứng dụng công nghệ len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, làm thay đổi mô hình kinh doanh và đem lại những chuyển biến trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân. Công nghệ số được xác định là động lực mới tạo ra bước ngoặt trong sứ mệnh thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, đa số người dân, đặc biệt tại các vùng thôn quê, còn e ngại công nghệ mới, bởi đã quá quen giao dịch tiền mặt. Để không bỏ lỡ chuyến tàu chuyển đổi số và để giúp người nghèo và những đối tượng yếu thế không bị bỏ lại phía sau, có cơ hội tham gia quá trình tài chính toàn diện, từ năm 2017, NHCSXH triển khai dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động.
Sau gần 2 năm triển khai ứng dụng VBSP Smartbanking đã có 276.224 tài khoản, phát sinh gần 6,5 triệu Giao dịch.
Từ năm 2018, dịch vụ tin nhắn SMS được NHCSXH triển khai thông qua việc nhắn tin đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi của khách hàng. Năm 2019, tiếp tục triển khai nhắn tin thông báo nợ đến hạn và thử nghiệm dịch vụ nhắn tin thông báo biến động tài khoản khách hàng. Sau 2 năm, đã có hơn 17 triệu tin nhắn được gửi đến khách hàng có điện thoại di động.
Từ năm 2020 đến nay, dịch vụ tin nhắn SMS mở rộng đến tất cả khách hàng trong hệ thống. Từ đây, khắp các vùng miền trải từ Bắc đến Nam, dịch vụ thông báo tin nhắn tới khách hàng thể hiện nét mới trong quản lý vốn vay. Độ phủ dịch vụ tài chính đến khách hàng ở nông thôn, hẻo lánh tăng lên rõ rệt.
Vượt qua được e ngại ban đầu khi tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ tin nhắn đã mang đến cho bà con trải nghiệm lần đầu với dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, nâng cao nhận thức người dân về dịch vụ tài chính trên điện thoại di động vào quản lý vốn vay, đặc biệt là nâng cao hiểu biết tài chính số.
Đánh giá từ góc độ đối với khách hàng, dịch vụ tin nhắn SMS giúp cải thiện khả năng lập kế hoạch trả nợ. Bởi lẽ khách hàng được thông báo một tháng trước ngày trả nợ đến hạn, họ có thể chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng; đồng thời góp phần nâng cao khả năng tiết kiệm của khách hàng, họ chủ động hơn trong quản lý tài chính.
Còn đối với NHCSXH, dịch vụ tin nhắn SMS là bước quan trọng mở đầu quá trình số hóa của Ngân hàng. Sau gần 4 năm triển khai dịch vụ, tính đến tháng hết 6/2022, hơn 42 triệu tin nhắn SMS được gửi thành công đến 5,9 triệu khách hàng có đăng ký sử dụng điện thoại di động/6,5 triệu khách hàng có dư nợ với NHCSXH (chiếm trên 90%).
Ứng dụng quản lý tín dụng chính sách
Sau 22 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng chính sách đã được Đảng, Chính phủ và các bộ ngành đánh giá là một “điểm sáng” và là một “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội. Tổng dư nợ của NHCSXH tính đến 30/9/2024 đạt trên 357 nghìn tỷ đồng với hơn 6,8 triệu khách hàng vay vốn, hơn 169 nghìn Tổ TK&VV và gần 10.500 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; trong đó, trên 97% tổng dư nợ của NHCSXH là cho vay thông qua ủy thác một số nội dung công việc với các tổ chức chính trị - xã hội.
Để phát huy kết quả đạt được, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, góp phần xây dựng NHCSXH hiện đại, hội nhập và thực hiện các mục tiêu trong chiến lược chuyển đổi số của NHCSXH và Quốc gia, năm 2021, NHCSXH xây dựng và triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) dành cho những người làm công tác quản lý tín dụng chính sách (Tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn, cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã, lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Ban đại diện các cấp, cán bộ NHCSXH…). Ứng dụng đã được đánh giá cao bởi tính hữu ích đối với công việc hằng ngày của người quản lý tín dụng chính sách, đặc biệt đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV và Chủ tịch UBND xã.
Ứng dụng QLTDCS là phần mềm hoạt động trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android và IOS, có các chức năng cung cấp thông tin hoạt động tín dụng chính sách và thực hiện một số nghiệp vụ trong quy trình cho vay trên môi trường số. Đối tượng người dùng được cấp tài khoản sử dụng ứng dụng là NHCSXH và các thành viên kiêm nhiệm liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) tại 04 cấp: cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương.
Từ tháng 9/2024 , ứng dụng được triển khai trên toàn quốc, đã có 214.127 tài khoản người dùng đang hoạt động và 130.521 tài khoản người dùng đang hoạt động được mở mới trong năm 2024, với 70.424 Tổ trưởng Tổ TK&VV sử dụng chức năng Giao dịch tổ trong năm 2024; 2.930.096 khách hàng đã được Tổ trưởng Tổ TK&VV sử dụng chức năng Giao dịch tổ để thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm trong năm 2024; 3.033 xã đã nhập thông tin địa phương lên ứng dụng.
Ứng dụng VBSP Smartbanking kết nối với nền kinh tế số
Sau thời gian khách hàng, tổ, hội làm quen với những dịch vụ công nghệ số, đa số không còn bỡ ngỡ với điện thoại thông minh, với những ứng dụng của ngân hàng. Công nghệ số đã về làng, vào tận nhà họ. Điều rất nhiều người trong số họ cần lúc này là không bị bỏ lại phía sau trong thời đại số. Khi người ta không cầm tiền vẫn mua được hàng, sáng sớm thức giấc vẫn chuyển được tiền cho con học ở xa; đi xa quê vẫn trả được nợ cho bố, mẹ…
Nắm bắt nhu cầu ấy, bên cạnh ứng dụng QLTDCS, tháng 3/2023, NHCSXH ra mắt ứng dụng VBSP SmartBanking, tạo ấn tượng với hàng triệu khách hàng. Ứng dụng VBSP Smarbanking cho thấy tác động tích cực, giúp người dân, đặc biệt là người nghèo, bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… kết nối với nền kinh tế số. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai ứng dụng VBSP Smartbanking, đã có 276.224 tài khoản, phát sinh gần 6,5 triệu Giao dịch tương ứng với số tiền 38.000 tỷ đồng.
Và quan trọng hơn, những lợi ích của Mobile Banking có thế đến tận những vùng biên giới, hải đảo…, nơi người dân khó tiếp cận với NHTM.
Tầm nhìn đến năm 2030 của NHCSXH xác định duy trì vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần. Nhà nước tập trung nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do các địa phương, tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác. Một trong những giải pháp đó là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật.
Vì vậy, NHCSXH đã và đang chú trọng ứng dụng các thành tựu công nghệ, phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, an toàn, phù hợp với yêu cầu quản lý đặc thù của tín dụng chính sách xã hội cũng như đáp ứng quy mô khách hàng, dư nợ tín dụng chính sách xã hội ngày càng tăng của hệ thống, góp phần hiện các mục tiêu trong chiến lược chuyển đổi số của Quốc gia và ngành Ngân hàng. NHCSXH đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc liên kết chuyển đổi số giữa NHCSXH và các cơ quan quản lý nhà nước.
Với sự nỗ lực của NHCSXH, chuyển đổi số sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, mang đến những tiện ích vượt trội, nâng cao trải nghiệm cho cho khách hàng khu vực nông thôn, từ đó thay đổi trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, để mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Giải pháp Quản trị nguồn vốn C-Cash của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) vừa được Tạp chí Corporate Treasurer vinh danh ở hai hạng mục cao nhất “Sáng kiến quản trị nguồn vốn sáng tạo nhất” (Most Innovative Treasury Initiative) và “Giải pháp quản trị nguồn vốn bền vững tốt nhất” (Best for Sustainable Treasury Solutions) trong khuôn khổ lễ trao giải tổ chức tại Hồng Kong (Trung Quốc).
Theo các chuyên gia, việc VinFast bắt tay FGF triển khai chương trình “Thu cũ xe xăng - Đổi mới xe điện” không chỉ giúp xóa bỏ các rào cản và tiếp thêm động lực để khách hàng dễ dàng chuyển đổi sang xe điện mà còn cho thấy một chiến lược tổng lực của hãng xe Việt nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu phủ xanh Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa được vinh danh ở hai hạng mục giải thưởng dành cho “Ngân hàng dẫn đầu trong việc triển khai dự án mang tính đổi mới” và “Ngân hàng năng động trong việc hợp tác, triển khai các dự án với NAPAS” do Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trao tặng tại sự kiện Hội nghị tổ chức thành viên NAPAS 2024, tại Cam Ranh, Khánh Hòa.
Lần đầu tiên, người dân TP. Hồ Chí Minh sẽ được đắm mình trong không khí Giáng sinh xứ lạnh trời Âu quy mô hoành tráng chưa từng có tại lễ hội 8WONDER Winter 2024. Với concept đột phá, 8WONDER năm nay “chơi lớn” khi đưa du khách vào hành trình trải nghiệm đa sắc thái cảm xúc, chân thực và độc đáo tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park.
Sức nóng từ ban nhạc siêu sao đẳng cấp quốc tế Imagine Dragons cùng dàn sao Việt "hot hit" Soobin, Chi Pu, HIEUTHUHAI, HURRYKNG và MANBO chưa kịp hạ nhiệt, ban tổ chức siêu nhạc hội 8WONDER Winter tiếp tục khiến dân tình sục sôi khi công bố Binz và Quang Hùng MasterD sẽ xuất hiện trên sân khấu với tư cách nghệ sĩ khách mời.