Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 10:52

Agribank và hành trình đưa Nghị quyết 26 vào cuộc sống

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Agribank luôn gắn bó với tam nông và góp phần quan trọng vào sự đổi thay của nền nông nghiệp nước nhà.

Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực đưa nghị quyết vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều phương diện. 

 

3.jpg
Từ nguồn vốn Agribank, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu.

 

Triển khai sâu rộng các chương trình tín dụng phục vụ tam nông

Đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta thì nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đảng luôn chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống của nông dân. Nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng về vấn đề này đã được Đảng ban hành, trong đó có Nghị quyết số 26-NQ/TW  (Nghị quyết 26) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Để triển khai chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank đã kịp thời ban hành những cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ cụ thể để chỉ đạo hoạt động tín dụng theo đúng nội dung và các giải pháp của Nghị quyết 26 gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại nhà nước trong đầu tư tín dụng, phát triển kinh tế - xã hội.

Là đơn vị đi đầu, nghiêm túc trong thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu chính sách đề ra, Agribank hiện chiếm thị phần khoảng 40% dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn ngành ngân hàng. 

Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với những chính sách về mở rộng đối tượng đầu tư, tăng mức đầu tư đối với khách hàng vay vốn đầu tư phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng đã tập trung đầu tư vốn tín dụng cho tất cả các khách hàng là doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân kinh doanh thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ năm 2016 - 2020, dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bình quân 13,7%/năm, tỷ trọng dư nợ nông nghiệp, nông thôn trong tổng dư nợ nền kinh tế của toàn hệ thống duy trì ở mức gần 70%. 

Nhiều năm qua, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chủ yếu tập trung vào các hộ gia đình, hộ kinh doanh tại khu vực nông thôn hoặc sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp đến là các doanh nghiệp, dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 19-20%. Agribank tập trung cho vay thu mua và xuất khẩu lúa gạo, trồng cà phê, chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy - hải sản…

Giai đoạn 2016 - 2020, doanh số cho vay ngành lúa gạo đạt gần 250.000 tỷ đồng, dư nợ tăng đều qua các năm, đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của cả nước. Dư nợ cho vay lúa gạo đến năm 2020 đạt 23.651 tỷ đồng với trên 52 nghìn khách hàng, chiếm 2,81% trên dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn, tốc độ tăng trưởng bình quân gần 10%.

Cho vay cà phê dư nợ đến năm 2020 là 24.048 tỷ đồng với trên 70 nghìn khách hàng, chiếm 4,68% dư nợ nông nghiệp, nông thôn, bình quân tăng trưởng trên 11,8%/năm, trong đó 84,7% dư nợ cho vay cà phê tập trung trong lĩnh vực trồng, chăm sóc…

Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chậm lại so với năm 2019, Agribank triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng năm 2020 và năm 2021 nâng lên 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.

Cùng với đó, ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Từ khi dịch bùng phát đến nay, Agribank đã chung tay cùng ngành ngân hàng giảm chỉ tiêu lợi nhuận 6.000 tỷ đồng hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 

2.jpg
Nguồn vốn Agribank giúp thúc đẩy hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản.

 

Đóng góp vào phát triển nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo bền vững, từ cuối năm 2011, Agribank đã triển khai cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã và đã triển khai rộng khắp trên cả nước đến 100% số xã. Đến 31/12/2020, ngân hàng triển khai cho vay gần 9.000 xã với doanh số trên 2.862.225 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 2.824.047 tỷ đồng, dư nợ là 567.579 tỷ đồng.

Có nguồn vốn, các dự án điện, đường, trường, trạm được triển khai; các hộ gia đình chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản được hình thành và mang đến diện mạo mới cho nền nông nghiệp nước nhà.

Với việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ của Chính phủ, Agribank đã triển khai sâu rộng, hiệu quả. Giai đoạn 2009 - 2016, dư nợ và số lượng khách hàng theo chương trình này tăng đều qua các năm, dư nợ tăng gấp 8 lần, số lượng khách hàng tăng gấp 3 lần so với thời điểm bắt đầu vào năm 2009. 

Việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình đã đóng góp một phần cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, qua đó tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững. Cùng với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, bằng những hành động cụ thể, Agribank luôn thể hiện sự gắn bó đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ những người kém may mắn trong xã hội, góp phần cùng ngành Ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Agribank không ngừng triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng, đặc biệt những khách hàng vùng sâu, vùng xa thông qua Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ năm 2010 đến năm 2020, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2013 đánh dấu sự tham gia tích cực của các tổ chức hội khác ngoài Hội Phụ nữ và Hội Nông dân, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong giai đoạn 2016-2020, ngân hàng đã ký 5.726 thỏa thuận hợp tác về cho vay qua tổ với các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có 2.028 thỏa thuận đã được ký với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các cấp.

Từ năm 2020 đến nay, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dư nợ cho vay qua tổ vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, với gần 8%/năm. Mô hình cho vay qua tổ vay vốn đã phát huy hiệu quả trong việc cho vay, thu nợ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẩm định dự án vay vốn, giải ngân, quản lý dư nợ…, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Trong suốt quá trình phát triển hơn 33 năm và đặc biệt trong 15 năm đưa Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X vào cuộc sống, Agribank đã thể hiện rõ vai trò và vị thế quan trọng của mình đối với sự phát triển của tam nông. Thông qua việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn vay của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng-  vật nuôi, từng bước nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho từng gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thanh Bình
Ý kiến bạn đọc
  • Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards châu Á-Thái Bình Dương.

  • Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Các shophouse ở vị trí trung tâm, tọa lạc tại những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, kết hợp với mô hình tổ hợp thương mại – giải trí hiện đại… là yếu tố tạo nên sức hút bền bỉ theo thời gian cho loại hình kinh doanh shophouse, đồng thời là bệ phóng gia tăng giá trị BĐS mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn nhắm đến.

  • Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những "mảnh ghép" xứng tầm

    Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những

    Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông chính thức được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẹn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai.

Top