Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 5 năm 2020 | 15:20

Agribank chung sức, đồng lòng vươn lên bứt phá

Là ngành triển khai sớm các giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành Ngân hàng, trong đó có Agribank đã chủ động đánh giá, lựa chọn triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước.


 Agribank đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm ổn định sản xuất kinh doanh.

 

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4/2020 ngày 05/5/2020, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng. Phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, cùng với đó, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Thủ tướng nêu rõ 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là: Thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.

Với quyết tâm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng, các kịch bản và giải pháp phục hồi nền kinh tế đang được xây dựng nhằm không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, mà còn có thể đón các cơ hội mới trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đã vừa tận dụng được “thời gian vàng” để chống dịch và giờ chính là “thời điểm vàng” để phục hồi kinh tế.

Kết quả khảo sát 126.565 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có tới 85,7% số doanh nghiệp trên cả nước bị tác động của dịch COVID-19. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chịu tác động mạnh nhất với tỷ lệ lần lượt là 86,1% và 85,9%, nông lâm nghiệp và thủy sản là 78,7%, một số ngành tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như hàng không là 100%, dịch vụ lưu trú là 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, đại lý du lịch là 95,7%, giáo dục đào tạo là 93,9%, vùng Đồng bằng sông Hồng, Miền Trung có tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngay khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành Ngân hàng là một trong những ngành triển khai rất sớm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Với việc ban hành và triển khai kịp thời Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ, ngành Ngân hàng đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, góp phần giữ vững niềm tin cộng đồng.

Vào cuộc rất trách nhiệm cùng hệ thống TCTD trong bối cảnh dịch Covid 19 ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế và các ngành sản xuất, Agribank quyết liệt triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua thực hiện miễn giảm lãi, phí, hạ lãi suất, cho vay mới, sẵn sàng nguồn vốn khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu vay mới, chuẩn bị nguồn vốn khi dịch kết thúc để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Agribank cùng ngành ngân hàng quyết liệt triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua thực hiện miễn giảm lãi, phí, hạ lãi suất, cho vay mới… 4 tháng đầu năm 2020, doanh số cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 481.000 tỷ đồng, bình quân cho vay mới 120.000 tỷ đồng/tháng.
Đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Agribank ưu tiên tập trung thực hiện miễn giảm lãi và hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng, với dư nợ 45.165 tỷ đồng, trong đó: Đã thực hiện miễn giảm lãi cho 500 khách hàng, dư nợ 5.165 tỷ đồng; Hạ lãi suất 27.000 khách hàng, dư nợ 40.000 tỷ đồng.

Triển khai chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay, Agribank đã giải ngân được trên 10.030 tỷ đồng cho 6.043 khách hàng.

 Agribank tư vấn khách hàng hiểu và lựa chọn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

 

Bên cạnh đó, Agribank thực hiện giảm phí dịch vụ thanh toán đối với tất cả các giao dịch thanh toán liên ngân hàng qua các kênh: Thanh toán song phương, thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; tăng cường các hình thức quảng bá khuyến khích khách hàng ưu tiên lựa chọn hình thức giao dịch điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt...; thông báo rộng rãi đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân; Đẩy mạnh công tác truyền thông giúp các doanh nghiệp, khách hàng nắm bắt thông tin về các cơ chế, chính sách của Ngân hàng hàng Nhà nước Việt Nam và Agribank về các giải pháp chính sách liên quan đến các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 90%/dư nợ cho vay doanh nghiệp của Agribank. Kiên định mục tiêu tiếp tục tích cực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước, Agribank tiếp tục phấn đấu tăng dần tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp, tập trung ưu tiên vốn cho các đối tượng ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trong đó có các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp hỗ trợ, thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Cũng là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ, Agribank luôn coi trọng và tích cực đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Trên cơ sở định hướng, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn khó khăn và yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19, Agribank đang tiếp tục chủ động làm việc, phối hợp cùng khách hàng rà soát đánh giá mức độ ảnh hưởng, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, tư vấn, giải pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

Chung tay cùng ngành Ngân hàng chủ động, tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục hiệu quả những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, duy trì ổn định và phát triển kinh tế, đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng và trách nhiệm được Agribank xác định ưu tiên hàng đầu hiện nay.

Thái Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top