UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sâm củ Ngọc Linh tại các xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei và Kon Rẫy.
UBND tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị này vừa ban hành Quyết định số 732/QĐ-UBND phê duyệt dự án khoa học và công nghệ nhằm mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ Ngọc Linh, dự kiến triển khai trong năm 2025. Dự án thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030 của tỉnh Kon Tum.
Sâm Ngọc Linh - Dược liệu quý được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý
Theo quyết định, phạm vi mở rộng bảo hộ bao gồm các xã: Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông); Đăk Man (ngoại trừ các tiểu khu 16, 17, 18, 20, 22, 25 và một phần các tiểu khu 19, 21, 23, 24), Đăk Plô, Đăk Nhoong, Đăk Choong (ngoại trừ các tiểu khu 59, 60, 65 và một phần các tiểu khu 19, 21, 23, 24) thuộc huyện Đăk Glei; các xã Đăk Tăng, Măng Bút (huyện Kon Plông) và Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy).
Trong 24 tháng thực hiện, dự án sẽ tập trung nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao và thảm thực vật tại các địa phương này, đồng thời phân tích tính chất, chất lượng đặc thù của sâm Ngọc Linh tại vùng mở rộng để phục vụ việc xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, dự án sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu về chất lượng đất và lập bản đồ hiện trạng phân bố sâm cùng chất lượng đất tại các vùng mở rộng với tỷ lệ 1/25.000.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…