Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) ngày càng khẳng định vị thế và uy tín của mình, góp phần quan trọng đảm bảo an toàn và sự phát triển ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tính đến ngày 30/9/2024, BHTGVN đang bảo vệ cho gần 8,9 triệu tỷ đồng của gần 124 triệu lượt người gửi tiền tại 1.278 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 96 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.177 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô với hạn mức chi trả là 125 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Với vai trò và trách nhiệm của mình, BHTGVN thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, đồng thời tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD yếu kém cũng như chi trả cho người gửi tiền khi TCTD mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
Bên cạnh đó, BHTGVN còn luôn bảo toàn và phát triển nguồn vốn để đảm bảo khả năng chi trả trong bất kỳ tình huống nào. Chính vì vậy, vị thế của BHTGVN ngày càng được khẳng định, thể hiện rõ nhất là Luật Các TCTD 2024 đã cho phép BHTGVN tham gia vào quá trình can thiệp sớm đối với các TCTD trong diện phải can thiệp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD ngay từ giai đoạn đầu.
Thực tế cho thấy, trong những năm đầu mới thành lập, BHTGVN đã thực hiện chi trả bảo hiểm cho hàng ngàn người gửi tiền tại các TCTD bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán, củng cố niềm tin của người gửi tiền – người dân vào các TCTD cũng như chính sách BHTG của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với sự nỗ lực nhằm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, BHTGVN còn không ngừng nâng cao năng lực quản lý, hội nhập quốc tế thông qua việc hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi quốc tế như Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) và Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (KDIC), tích cực hoạt động với tư cách thành viên Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (APRC) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi châu Á (APRC)…, qua đó rút ra được nhiều kinh nghiệm quản lý rủi ro, đồng thời xây dựng các chuẩn mực quản lý an toàn theo thông lệ quốc tế.
Có thể nói, 25 năm qua, mặc dù còn một số hạn chế do chính sách, các quy định về bảo hiểm tiền gửi chưa hoàn thiện và đồng bộ, nhưng BHTGVN đã nỗ lực đổi mới, phát triển toàn diện nhằm nâng cao vị thế, uy tín trong và ngoài nước, khẳng định sự tin cậy không chỉ đối với người gửi tiền mà cả với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đạt được kết quả đó là kết tinh từ sự đoàn kết nhất trí từ cấp Ủy, Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống.
Thời gian tới, BHTGVN tiếp tục có nhiều thời cơ, song cũng đối diện với không ít thách thức khi tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD theo quy định tại Luật Các TCTD 2024. Vì vậy, BHTGVN cần phát huy những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những tồn tại trong thời gian qua để hỗ trợ, đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Để nâng cao vai trò trong việc đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, BHTGVN cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thực hiện tốt vai trò được giao tại Luật Các TCTD 2024 như sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi, quy định chi tiết nghiệp vụ mua trái phiếu, chế độ tài chính,…
Hai là, hoàn thiện khung pháp lý và quy trình thực hiện cấp, thu hồi và quản lý chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, nâng cao vai trò kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi của các TCTD nhằm cảnh báo sớm, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thanh tra giám sát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm các tổ chức vi phạm, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ba là, nâng cao năng lực bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo nguồn lực để tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD yếu kém cũng như đảm bảo chi trả cho người gửi tiền trong mọi tình huống.
Bốn là, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa cao, hiệu quả và đồng bộ trong quản trị điều hành, xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra.
Năm là, tích cực hợp tác với các tổ chức tham gia bảo hiểm trong nước và các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền cũng như hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn trong thanh khoản,…; đồng thời khuyến khích các tổ chức phi ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ đó mở rộng phạm vi bảo vệ cho người gửi tiền và góp phần bảo đảm an toàn hệ thống không chỉ trong các TCTD mà cả các tổ chức phi ngân hàng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.