Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 8 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 | 8:38

Cà Mau: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng đời sống người dân

Lợi ích từ chuyển đổi số, dịch vụ công đã tạo sự hài lòng ủng hộ rất lớn của người dân đối với chính quyền Cà Mau. Tính đến nay, tỉnh này đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động... trên môi trường điện tử.

Đi vào chiều sâu

Theo đánh giá của Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau, chuyển đổi số trên các lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đi sâu vào đời sống xã hội, trong đó có cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt trên lĩnh vực hộ tịch. Thời gian qua, Cà Mau đã có nhiều chuyển biến, phần nào tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân, nhưng theo yêu cầu phát triển công nghệ số, trước thực tiễn xã hội, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa, có thêm nhiều cải tiến, đổi mới…”.

Chuyên trang về chuyển đổi số của tỉnh Cà Mau.

Ngay từ những ngày đầu chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ nhằm làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, Cà Mau đã xác định phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ". Chính vì vậy, những kết quả đạt được từ việc triển khai công tác chuyển đổi số ngoài mang lại nhiều tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - kinh tế - xã hội của địa phương, mà đã và đang tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Theo thống kê, đến nay Cà Mau đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công cốt lõi quan trọng trong lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động... trên môi trường điện tử. Chưa hết tháng 10/2024, đã phát sinh 246.905/249.043 hồ sơ trực tuyến, đạt 99,14%. Địa phương đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với 1.075 thủ tục, dịch vụ công trực tuyến một phần đối với 428 thủ tục, tất cả đã được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ trực tuyến của tỉnh đạt trên 81%; tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của tỉnh đạt 84%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt gần 84%. Qua đó, góp phần tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính ở mọi nơi, mọi lúc thông qua môi trường mạng, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí, giảm phiền hà cho người dân.

App CaMauG trên điện thoại thông minh là cầu nối trực tuyến giữa người dân với chính quyền Cà Mau.

Kết quả hoàn thiện về hạ tầng, dữ liệu, đến nay tỉnh đã hoàn thiện việc triển khai mạng truyền số dữ liệu chuyên dùng đến cấp xã, đã triển khai 7/7 nền tảng số dùng chung theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông. Kết nối, chia sẻ dữ liệu 10 ứng dụng có dữ liệu dùng chung của tỉnh qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); kết nối 23 dịch vụ dữ liệu chia sẻ qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh (IOC) đã kết nối với 13 lĩnh vực quản lý và 43 loại dữ liệu với 353 trường thông tin (trong đó có 39 loại dữ liệu với 262 trường thông tin theo thời gian thực).

Tạo sự hài lòng đồng thuận của người dân

Theo đánh giá, tình hình đăng ký, kết quả giải quyết các việc hộ tịch cơ bản đạt được kết quả tốt, hầu hết yêu cầu về đăng ký hộ tịch của người dân được cập nhật, xử lý trên phần mềm Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu trữ, tra cứu kịp thời; các máy móc, thiết bị đã trang bị cơ bản bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Thủ tục hành chính về lĩnh vực hộ tịch được công bố, niêm yết công khai đúng theo quy định, thuận tiện cho người dân tra cứu, tiếp cận khi có nhu cầu.

Tính đến hiện tại, việc thanh toán trong giao dịch các hoạt động kinh tế, xã hội… không dùng tiền mặt đã từng bước tạo thành thói quen cho người dân trong tỉnh. Trên lĩnh vực y tế có 6 ngân hàng liên kết cung cấp dịch vụ cho 16 cơ sở y tế khám chữa bệnh để triển khai áp dụng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Ðặc biệt, hiện nay 125/125 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai tiếp nhận công dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ CCCD.

Ngoài ra, để triển khai thực hiện có hiệu quả nhóm tiện ích phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Về lĩnh vực giáo dục, có 3 ngân hàng liên kết cung cấp dịch vụ cho 99 cơ sở giáo dục và đào tạo. Ðặc biệt là giúp người dân giảm được nỗi lo về tài khoản ngân hàng bị đánh cắp, giả mạo.

Để có những thành công như trên, phải kể đến vai trò của lực lượng công an trong công tác chuyển đổi số. Theo thống kê thời gian qua hệ thống giám sát an toàn thông tin tại Trung tâm Lưu trữ dữ liệu tỉnh đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời gần 185 ngàn cuộc tấn công. Phát hiện và xử lý 1.965.657 mã độc. Hiện, đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin giải quyết trung tâm hành chính với phần mềm dịch vụ công liên thông để thực hiện 2 nhóm trung tâm hành liên thông điện tử theo quy định tại Nghị định số 63/2023/NÐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ, để tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện dịch vụ công.

Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương tích cực làm sạch dữ liệu dân cư, đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống.” Đã thu nhận trên 1,2 triệu hồ sơ cấp thẻ CCCD. Trong đó, cấp mới trên 1,1 triệu hồ sơ; cấp đổi, cấp lại gần 67.000 hồ sơ; đã trả trên 1,1 triệu thẻ CCCD đến người dân sử dụng (đạt 99,9%). Thời gian tới, Công an tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch triển khai 40 mô hình Ðề án 06 trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện thu nhận thẻ căn cước theo quy định tại Luật Căn cước năm 2023; đảm bảo duy trì 100% công dân đủ điều kiện sẽ được thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước. Ðặc biệt, từ ngày 1/10/2024 đã hoàn thành các điều kiện cần thiết và đăng ký với tổ công tác triển khai Ðề án 06 để triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên địa bàn.

 

 

Biểu Quân
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

Top