Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 11 năm 2024 | 23:5

Tích tụ ruộng đất: Không để lãng phí đất, giảm sức cho nông dân

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hải Dương, đến nay số lượng ruộng bỏ hoang đã giảm mạnh so với những năm trước kia.

Năm nay, diện tích đất canh tác vụ Xuân, vụ Mùa đạt 100% tại các huyện Nam Sách, Thị xã Kinh Môn, thành phố Chí Linh và nhiều huyện đạt đến trên 95% diện tích gieo cấy. Thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung ở tỉnh, đến nay tỉnh có 300 tổ chức, cá nhân thuê đất để xây dựng vùng sản xuất tập trung với quy mô 3.062 ha, quy mô mỗi vùng tối thiểu 5 ha trở lên.

Chú thích ảnh

Những cánh đồng mẫu lớn tại xã Đại Đức huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đều được gặt bằng máy gặt hiện đại.

Các địa phương có diện tích tích tụ nhiều như huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành, Bình Giang, Thanh Miện. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh hỗ trợ tiền thuê đất với mỗi hộ có diện tích từ 5 ha trở lên trong thời gian trên 5 năm, được hỗ trợ tiền thuê đất là 5 triệu đồng/ha/năm trong vòng 2 năm đầu. Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cũng cho biết: hiện nay tỉnh có khoảng trên 200 ha ruộng đất bỏ hoang và đây là những diện tích vùng trũng, vùng xa khu dân cư, vùng xen kẹt không thể canh tác được.   

Tích tụ ruộng đất tạo những cánh đồng mẫu lớn đã tạo điều kiện nâng cao giá trị sản xuất, ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật và giảm thiểu công lao động cho người dân.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) năm 2024 huyện có thêm 25 mô hình tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa với khoảng 50 ha, nâng tổng số mô hình của toàn huyện lên 50 mô hình với diện tích hàng trăm ha. Huyện Kim Thành được đánh giá là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp theo mô hình tích tụ ruộng đất cao nhất trong tỉnh. Các xã có nhiều diện hộ tích tụ ruộng đất thực hiện sản xuất lúa tập trung như Đại Đức, Kim Tân, Bình Dân, Kim Anh, Ngũ Phúc, Tam Kỳ, Cổ Dũng...

Việc tích tụ ruộng đất được canh tác trên cánh đồng lớn đã giúp giải quyết dứt điểm tình trạng ruộng bỏ hoang, nâng cao giá trị trong nông nghiệp cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa cơ giới hóa vào sản xuất hàng hóa tập trung đem lại thu nhập cao cho người dân. Năm 2023, 100% mô hình của huyện Kim Thành đều đạt doanh thu cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất bình thường, trung bình một mô hình tích tụ ruộng đất cho doanh thu đạt từ 300 đến 400 triệu đồng/ha.

Trước đây, nhiều nơi của huyện Kim Thành tình trạng bỏ ruộng hoang diễn ra phổ biến gây tình trạng lãng phí đất canh tác trong sản xuất. Tại xã Đại Đức, huyện Kim Thành có thời điểm ruộng bỏ hoang lên đến 50 - 60% diện tích đất canh tác của xã.

Đứng trước thực trạng trên lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Đại Đức đã xin chủ trương của huyện cho một số hộ dân trong và ngoài xã mượn lại những diện tích đất không canh tác của người dân để sản xuất. Sau khi thực hiện việc tích tụ ruộng đất trong sản xuất, đến nay toàn xã không còn diện tích ruộng bỏ hoang, năng suất trồng lúa luôn ở mức cao so với bình quân chung của huyện.

Theo Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đại Xuyên, xã Đại Đức, huyện Kim Thành thời điểm người dân bỏ hoang ruộng cao nhất vào năm 2018. Nguyên nhân là do cấy lúa vừa vất vả, thu nhập thấp. Nhiều thanh niên trong xã đi làm công ty cho thu nhập cao hơn, việc cấy gặt chủ yếu là người già trong xã, nhiều gia đình không có người cấy gặt nên đành chọn giải pháp bỏ hoang ruộng.

Đứng trước thực trạng trên, Ủy ban nhân dân xã đã vận động nhân dân tích tụ ruộng đất để tạo ra những cánh đồng lớn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Xã đã cùng với các thôn vận động những gia đình có ruộng bỏ hoang không cấy cho các gia đình, đơn vị tích tụ ruộng đất mượn ruộng để cấy trồng. Chính quyền địa phương đứng ra làm trung gian giữa người dân, đơn vị tích tụ ruộng đất hợp đồng mượn đất đối với người có ruộng bỏ hoang để canh tác. Việc tích tụ ruộng đất hoang này đã tạo ra các cánh đồng mẫu lớn thuận lợi cho sản xuất hàng hóa tập trung. Với những ruộng kẹt giữa diện tích lớn mà vẫn canh tác các thôn sẽ vận động người dân đổi sang vị trí khác để những đơn vị tích tụ ruộng đất thuận lợi trong canh tác.

Người dân phấn khởi với những cánh đồng lúa cho năng suất cao sau tích tụ ruộng đất.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tĩnh thôn Kiến Lễ, xã Đại Đức, huyện Kim Thành đã gắn bó với nghề nông từ nhiều đời nay ở xã. Ông cho biết, trước kia gia đình ông chỉ cấy 2,8 sào lúa, hàng năm cho thu nhập rất bấp bênh thậm chí chỉ đủ gạo ăn cho gia đình. Từ khi được chính quyền địa phương vận động, gia đình ông đã mạnh dạn mượn đất của các hộ dân không cấy bỏ hoang trong thôn để cấy lúa. Đến nay, gia đình ông thường xuyên cấy trên 10 ha lúa, trung bình mỗi năm cho thu 2 vụ được khoảng trên 120 tấn thóc. Trừ chi phí mỗi năm cho gia đình ông thu nhập từ 450 - 500 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Tĩnh cho biết, khi tích tụ ruộng bỏ hoang để sản xuất giúp cho ruộng canh tác rộng lớn, bớt bờ sản xuất thuận lợi so với ngày trước làm manh mối nhỏ lẻ. Với những thửa ruộng có diện tích lớn còn thuận lợi đưa máy móc vào gieo xạ, phun thuốc trừ sâu, gặt hái và thu hoạch.

Chỉ trong vài ngày gia đình ông đã gieo xạ xong 10 ha lúa, thậm chí thời gian thu hoạch cũng chỉ mất một vài ngày. Điều này vừa đỡ mất thời gian, sản lượng đồng đều và đỡ vất vả hơn so với canh tác trước kia do chủ yếu là cơ giới hóa. Trước kia khi canh tác manh mún, nhỏ lẻ gia đình ông phải mất rất nhiều ngày cộng với thuê nhân công gặt cũng khó mà giá lại cao.

Theo Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đại Xuyên xã Đại Đức, toàn xã có trên 330 ha đất nông nghiệp, đến đã có 80% đất nông nghiệp cấy lúa của xã thực hiện canh tác theo hình thức tích tụ ruộng đất cho năng suất cao, bình quân đạt 2,2 tạ/sào. Ông Vũ Văn Mận, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đại Xuyên, xã Đại Đức cho biết: Việc tích tụ ruộng đất giúp cho người sản xuất có cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo một giống, thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết nước tưới và thuận lợi trong thu hoạch.

Đến nay, toàn xã Đại Đức huyện Kim Thành không còn diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang như vài năm trước đây. Cả xã có 26 hộ canh tác lớn với diện tích từ 5 ha đến 36 ha. Nhiều gia đình tích tụ ruộng đất lớn cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông Nguyễn Giang Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đại Đức phấn khởi chia sẻ, sau khi thực hiện tích tụ ruộng đất thì toàn bộ diện tích bỏ hoang đã được canh tác. Ruộng không bị bỏ hoang đã không lãng phí đất canh tác mà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Xã Đại Đức được huyện Kim Thành đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong việc tích tụ ruộng đất cũng như giải quyết tốt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp của huyện.

 
Tiến Vĩnh (TTXVN)
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

  • Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

Top