Toàn huyện Mộc Châu đã có 30 cơ sở đầu tư trang thiết bị trong sơ chế, chế biến, 19 cơ sở đầu tư kho lạnh trong bảo quản nông sản với tổng diện tích trên 2.000 m2, quy mô sức chứa đạt trên 2.500 tấn.
Sản phẩm mận sấy dẻo Mộc Châu được thị trường ưa chuộng.
Với hơn 10.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả các loại đạt trên 61.000 tấn/năm, triển khai Đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mộc Châu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025, huyện Mộc Châu đã khuyến khích các DN, HTX, cơ sở đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung chất lượng cao.
Đến nay, toàn huyện đã có 30 cơ sở đầu tư trang thiết bị trong sơ chế, chế biến, 19 cơ sở đầu tư kho lạnh trong bảo quản nông sản với tổng diện tích trên 2.000 m2, quy mô sức chứa đạt trên 2.500 tấn.
Việc thực hiện các đề án hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị đã khuyến khích các DN mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Mộc Châu trên thị trường trong và ngoài nước.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.