Trong cái nắng hanh hao của những ngày đầu đông, chúng tôi tìm về khối Quy Chính, thị trấn Nam Đàn (Nam Đàn, Nghệ An) để thấu hiểu sự vất vả, sáng tạo của người dân nơi đây trong việc làm ra những sợi miến thơm ngon, sạch sẽ.
Nếu được nắng, miến sẽ nhanh khô. Ảnh: Lưu Khuyên
Về đây, tôi được nghe kể về miến khối Quy Chính, là một trong những sản phẩm được huyện Nam Đàn xây dựng thương hiệu. Làng Quy Chính xưa (nay là khối Quy Chính) có nghề làm bún bánh gắn bó từ lâu đời với người dân nơi đây. Và năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận nơi đây thành làng nghề.
Xa xưa, nhiều hộ dân nơi đây đã làm miến gạo từ 30 đến 40 năm theo hình thức cha truyền con nối. Nghề chế biến miến gạo, bánh đa đã tạo công ăn việc làm, giúp nhiều gia đình nâng cao thu nhập.
Thời tiết ẩm ướt thì 5 đến 7 ngày miến mới khô. Ảnh: Lưu Khuyên
Cả khối Quy Chính có hơn 20 hộ làm nghề bằng máy, trong đó có rất nhiều gia đình nhận về phơi, bán. Đây là nghề mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Năm chia sẻ: Nghề làm miến cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và gồm nhiều công đoạn cầu kì. Quy trình để làm ra sợi miến cũng cần trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, gạo đem vo thật sạch, sau đó xay thành bột nước (chứ không phải bột khô). Đặc biệt, thứ làm nên thương hiệu miến Quy Chính là gạo Khang Dân. Bên cạnh đó, gạo phải là hạt nguyên, không bị nát. Có như vậy sợi miến mới thơm, ngon. Ông giải thích thêm, bởi lẽ người dân Quy Chính dùng gạo Khang Dân bởi loại gạo này không có độ dẻo.
Để làm ra sợi miến cần phải qua nhiều công đoạn. Ảnh: Lưu Khuyên
Ông cho biết thêm, điểm khác biệt nữa, miến Quy Chính được xay bằng bột nước (khi xay bằng bột nước thì miến ngon, mềm và không có độ khô). Và không có 3 chất: chất tạo dai, chất tẩy trắng và phẩm màu.
Công đoạn làm ra sợi miến Quy Chính cực kì phải cần mẫn. Từ khâu chọn gạo, ngâm gạo cho đến giai đoạn bột gạo ép khô và được làm tơi rồi cho vào máy tạo sợi. Miến sau khi cắt thành sợi thì được ủ qua đêm rồi mới đem đi phơi nắng.
Miến sau khi khô sẽ được đóng gói cẩn thận. Ảnh: Lưu Khuyên
Nghề làm miến còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Miến sẽ khô nhanh và ngon nhất khi được phơi dưới trời nắng hanh 1 đến 2 nắng. Còn những ngày mưa hoặc ẩm ướt nếu sản xuất thì mất 5 đến 7 ngày mới khô, thậm chí còn phải dùng quạt để quạt.
Ông Năm cho biết, nhờ áp dụng kỹ thuật, hệ thống máy sản xuất miến hiện đại nên nghề làm miến đỡ vất vả hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, năng suất cao.
Trong những năm qua, sản xuất miến gạo Quy Chính đã có những chuyển biến rõ rệt, sản lượng sản xuất ra hàng năm ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu dành cho tiêu dùng trực tiếp; hệ thống thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp, chưa tương xứng với khả năng sản xuất.
Mỗi cân miến được bán từ 22.000 - 25.000 đồng. Ảnh: Lưu Khuyên
Để nâng cao giá trị miến Quy Chính và được nhiều người biết đến, UBND thị trấn Nam Đàn đã tổ chức kiện toàn hợp tác xã, tuyên truyền sản phẩm, kết nối các tour du lịch để quảng bá, chú trọng an toàn thực phẩm và đảm bảo môi trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các phương tiện thông tin, đại chúng.
Có như vậy, sản phẩm mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, và được nhiều người biết và sử dụng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.