Nhờ vào những chính sách của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người con đồng bào Mông, huyện Mường Lát, với quyết tâm cao xóa bỏ những hủ tục, lối sống lạc hậu đã tồn tại hàng trăm năm để xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh, đến nay đã có nhiều bước thành công. Kết quả đó được xem là điểm sáng trong xây dựng NTM của huyện.
Mường Lát là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa, chiếm 95% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm 44,8 % dân số; chung sống đoàn kết, có những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc trưng.
Tuy nhiên, một số phong tục, tập quán lạc hậu, lối suy nghĩ bảo thủ trong đời sống sinh hoạt, đã kéo cái nghèo lại càng nghèo hơn.
Bài 1: Gian nan huyện nghèo nhất nước xây dựng NTM
Người tiên phong xóa bỏ hủ tục hàng trăm năm
Là người con đồng bào Mông, ông Lầu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, được xem là người đặt nền móng, xóa bỏ hủ tục treo người chết trong nhà của đồng bào Mông, tạo thói quen sử dụng quan tài để an táng người quá cố, xóa bỏ tư duy phải giết mổ nhiều trâu, bò trong tổ chức tang lễ.
Chia sẻ về công cuộc cải cách thay đổi tư duy của đồng bào mình, ông Pó nói: Tôi là người con dân tộc Mông, nhưng được đi ra các tỉnh bạn, tiếp cận, học hỏi được những nền văn hóa tốt. Nhận thấy hủ tục người chết không được bỏ vào quan tài để lâu ngày trong nhà; mỗi người con trai có trách nhiệm phải giết mổ trâu hoặc bò tổ chức tang lễ cho bố mẹ một ngày. Như vậy, khiến đời sống bà con đã nghèo lại nghèo hơn, môi trường ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe con người.
Ông Lầu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, người tiên phong đi đầu trong công tác vận động và bỏ hủ tục tang ma tồn tại hàng trăm năm của đồng bào Mông tại huyện Mường Lát.
Chính những trăn trở từ khi còn làm giáo viên, cho đến khi trở thành cán bộ huyện, ông Pó tích cực trong tham mưu cấp ủy, chính quyền, các ban ngành trong hệ thống chính trị tuyên truyền.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền đưa người chết vào quan tài bị người dân phản đối quyết liệt, nhất là các già làng, trưởng các dòng họ. “Họ cho rằng làm như vậy là trái với quy tắc bao đời nay của người Mông, tổ tiên trách phạt, con cháu làm ăn lụn bại; người nào đưa thi thể vào quan tài sẽ bị ma nhà bắt đi”, ông Pó nói.
Vì vậy, ông nghĩ dân vận từ chính gia đình của mình, thì mới nhận được sự tin tưởng của bà con. Tháng 3/2013, khi người chú ruột Lầu Chứ Dơ (65 tuổi) ở bản Pha Đén, xã Pù Nhi qua đời, ông Pó thuyết phục người thân đưa thi thể người chú vào quan tài, song đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người thân, dòng tộc.
“Lúc đấy không còn cách nào khác, tôi gọi cho mấy cán bộ huyện, xã xuống đưa chú tôi vào quan tài và thông báo nếu ai phản đối thì không cho đến, khi nào đưa chú vào quan tài xong thì mới cho họ đến”, ông Pó nhớ lại.
Sau khoảng thời gian, người dân dần hiểu được quan niệm, các hủ tục trước kia làm cho cuộc sống đồng bào kéo theo nghèo đói, bệnh tật từ đó ra, nên đã thay đổi.
Theo ông Pó, để có được kết quả như ngày hôm nay cũng nhờ sự vào sự quyết liệt của lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, xã. Đặc biệt, sự ra đời của “Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” vào năm 2013.
Ông Pó (áo trắng đi đầu) cùng già làng, người có uy tín đến từng hộ dân trong bản vận động, tuyên truyền bà con thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Theo Đề án, cứ mỗi khi có người chết đưa vào quan tài thì gia chủ được hỗ trợ 8 triệu đồng (3 triệu mua con heo, 5 triệu mua bộ hòm). Đến nay, đã 100% người Mông qua chết được đưa vào quan tài mai táng, lễ cúng cũng rút ngắn còn 2-3 ngày.
Ông Lù Quy Nhân, Chủ tịch UBND xã Pù Nhi cho biết: Trên địa bàn xã Pù Nhi hiện nay có 7 bản/11 bản người Mông sinh sống, tổng số hộ dân tộc Mông 903 hộ/4458 khẩu. Năm 2016, sau khi ông Lầu Minh Pó, người con đồng bào Mông tiên phong trong việc xóa bỏ hủ tục ma chay, cùng với “Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, đã giúp xã Pù Nhi hoàn thành mục tiêu 100% các trường hợp người mất vào quan tài, góp phần thay đổi nhận thức của người dân, xây dựng nếp sống văn hóa mới, phát triển kinh tế của địa phương.
Xóa bỏ suy nghĩ lạc hậu, làm giàu tri thức
Theo ông Pó, trong suy nghĩ của người đồng bào Mông, con gái là con người ta nên không được đi học, phải ở nhà theo bố mẹ lên nương, đến 14-15 tuổi là phải lấy chồng, chưa biết tự nuôi sống bản thân, bên cạnh đó, đứa trẻ thiếu chất, chậm phát triển, dễ bệnh tật, dẫn đến cuộc sống của người dân nghèo khó lại kéo nghèo hơn.
Năm 1998, con gái đầu của ông Pó là người đầu tiên của đồng bào Mông được đi học ngành sư phạm, mặc dù chịu sự phản đối của người vợ và người anh trai đang công tác tại huyện lúc bấy giờ.
Công tác vận động của ông Pó được người dân đồng thuận ủng hộ.
Tuy nhiên, chính quyết định đấy của ông Pó đã mở đường cho gia đình ông Lầu Văn Chá, xã Pù Nhi quyết tâm cho 8 người con (6 trai, 2 gái) được đi học đầy đủ, có ngành nghề.
Trao đổi với PV, ông Chá nói “tôi mơ hồ nhất là “con phải hơn cha thì nhà có phúc”; con gái, con trai cũng phải đi học đầy đủ, nhân tài không biết ai có giỏi. Nhà mình nhà nông không học làm con trâu được đâu, không sợ con hổ thì mới công bằng. Nhà nước đã giúp đỡ, lo cho mình thoát khỏi cái nghèo, thì mình phải sống sao đáp lại tấm lòng đó”.
Theo ông Chá, cũng chính từ cái suy nghĩ tiến bộ của ông Pó đã làm bước tiến cho ông đưa đến quyết định cho con gái đi học đại học, những thanh niên tiến bộ rất ủng hộ việc làm này, còn một phần nhỏ người dân không tán thành.
Đến nay, các con của ông Chá đều có ngành nghề, 3 người con đang làm việc cho các đơn vị sự nghiệp nhà nước, có người làm kinh doanh hộ gia đình, kinh tế thuộc vào diện khá giả của vùng.
Đó là những tấm gương để những con em người Mông nói riêng và những con em vùng dân tộc thiểu số của vùng lấy tấm gương học tập, vươn lên xây dựng nếp sống mới vùng biên giới Xứ Thanh.
Ông Nhân cho hay, hiện nay trên địa bàn xã Pù Nhi có 24 con em (phụ nữ) người Mông có trình độ đại học. Từ những người tiên phong đi đầu phong trào đã mở ra hộ gia đình như ông Chá và sau này nhiều gia đình khác quyết tâm cho con gái được đến trường, kiếm con chữ, kiếm nghề đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước..
Một góc bản Cơm, xã Pù Nhi (huyện Mường Lát) nơi đồng bào Mông sinh sống.
Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Ban dân tộc huyện Mường Lát chia sẻ: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, già làng, trưởng bản, người con dân tộc Mông có uy tín của vùng đã làm thay đổi nhận thức, thực hiện nếp sống văn hóa mới, hòa nhập với các cộng đồng khác của đồng bào Mông.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mường Lát có 318 con em đồng bào Mông đang công tác trong các đơn vị của huyện và rất nhiều con em đang công tác tại các đơn vị ngoài tỉnh.
Theo bà Huyên, để có những thành công này phải nói đến sự góp sức lớn lao của ông Lầu Minh Pó, người con của đồng bào Mông đi đầu trong tất cả các phong trào như: phá bỏ được tư duy cổ hủ cho con gái không được đi học; hủy bỏ hủ tục ma chay; tuyên truyền vận động con em trong tảo hôn và hôn nhân cận huyết…. Ngoài ra, ông Pó còn là người đi đầu vận động người đồng bào mình xóa bỏ tư tưởng thành lập nhà nước Mông, giữ vững trật tự an ninh, xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Ban dân tộc và huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền những mặt còn tồn tại, tổ chức hội nghị tại các xã để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc theo mức độ ưu tiên để xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bài 3: Nỗ lực xóa trắng xã NTM
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.