Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2024 | 16:30

Hà Nội rút báo động 1 trên sông Hồng

Hồi 14 giờ 40 phút ngày 13/9, mực nước trên sông Hồng tại Long Biên đo được là 9,45 m, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội quyết định rút báo động 1 trên sông Hồng.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã ra quyết định rút báo động 1 trên sông Hồng vào hồi 14 giờ 40 phút ngày 13/9 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Hà Nội đã rút báo động 1 trên sông Hồng.

Các đơn vị ở địa phận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh rút báo động 1.

Tính đến 13 giờ ngày 13/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 9,58m, trên mức báo động 1 0,08m. Tại sông Cầu, mức nước là 7,52m, trên báo động 3 1,22m; mực nước sông Thái Bình là 5,90m, dưới báo động 3 0,10m.

Trong 12 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ tiếp tục xuống dưới mức báo động 1; lũ trên sông Lục Nam và sông Thái Bình xuống dưới mức báo động 3 và trên mức báo động 2. Trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Hoàng Long tại Bến Đế, nước tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3.

Dự báo trong 24 giờ tới, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình có xu thế xuống chậm, phổ biến còn mức cao từ báo động 2 - báo động 3, có nơi trên mức báo động 3 và xuống chậm.

Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn biến chậm, do đó tình trạng ngập còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê.

Sau trận lũ lịch sử ở Hà Nội vừa qua, bà co trồng đào, quất ở Nhật Tân gần như mất trắng, theo chủ một số nhà vườn trồng quất tại đây, với trận lũ lịch sử này, hầu như vườn nào cũng thiệt hại rất lớn.

Bà con trồng quất ở Nhật Tân thiệt hại nặng sau cơn bão vừa qua.

Trước mắt là mất vụ Tết sắp tới, xa hơn còn là cây giống cho những năm sau không bảo đảm chất lượng do các vùng trồng cây giống cũng ngập. Nếu không khắc phục nhanh thì sang năm lượng cây cũng sẽ ít đi. Một năm sẽ ảnh hưởng kéo dài thêm nhiều năm nữa.

Lúc này, người dân Tứ Liên chỉ mong muốn trời hửng nắng, nước rút nhanh để có thể vớt vát lại ít vốn mà họ cố gắng nhiều năm mới tích góp được. Hy vọng rằng, vào năm sau thời tiết sẽ ủng hộ hơn, để người dân nơi đây có thể bù được thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong lúc này là hết sức quan trọng, để bảo đảm ổn định sản xuất sau bão lũ, rất cần các ngành chuyên môn hướng dẫn cho bà con cách trồng, chăm sóc hoa màu, cây để giảm thiệt hại cho bà con nông dân.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top